56
VTV
Phía sau
Màn hình
Do đâu mà chị đến với nghề tổ
chức sản xuất, biên tập viên chương
trình
Dân ca nhạc cổ?
Chuyên mục
Dân ca nhạc cổ
đã gắn
bó với tôi từ ngày đầu tôi bước chân vào
nghề biên tập âm nhạc. Bên cạnh đó, tôi
còn tham gia các chuyên mục khác như:
Ca nhạc tổng hợp, Bài ca đi cùng năm
tháng, Giới thiệu tác phẩm mới, Giao
hưởng thính phòng, Học hát trên truyền
hình...
Khoảng mươi năm trở lại đây,
tôi là biên tập viên chuyên sản xuất các
chương trình
Dân ca nhạc cổ
của Ban
Văn nghệ - Đài Truyền hình Việt Nam.
Đây là may mắn để tôi có điều kiện được
tiếp xúc và thẩm thấu dân ca các vùng
miền. Đất nước ta có 54 dân tộc, riêng
dân tộc Kinh đã có rất nhiều thể loại dân
ca như: chèo, cải lương, quan họ, ca trù,
ví giặm, hát xẩm, dân ca đồng bằng Bắc
bộ, các điệu hò, điệu lí... cùng rất nhiều
làn điệu dân ca của các dân tộc
thiểu số. Điều này đã giúp tôi
rất nhiều trong việc sáng
tác ca khúc mang hơi
thở của dân tộc. Ngay
từ khi 7 tuổi, tôi đã
thể hiện khả năng
sáng tác bằng việc
tự bịa nhạc và nghêu
ngao, bố hỏi tôi
rằng: “Ai dạy con hát
bài này?”, tôi trả lời:
“Con tự bịa ra” và được
bố tôi ghi âm lại. Đó chính
là sáng tác đầu tay của tôi.
Đến với tổ chức sản
xuất, chị
có gặp khó khăn?
Trong gia đình ai là người có sức ảnh
hưởng lớn đối với chị?
Với tôi, mỗi lần vượt qua
khó khăn lại giúp tôi có
thêm nhiều trải nghiệm
cũng như tích lũy cho
mình kinh nghiệm
quý báu. Càng
khó khăn thì càng
hun đúc cho tôi
nghị lực và quyết
tâm để hoàn thành
tốt công việc. Sau
này, yêu cầu đối với
chương trình cao hơn,
đòi hỏi sự thay đổi cách
thức thể hiện, tôi đã mạnh
dạn tìm tòi format mới và được lãnh
đạo chấp thuận. Bên cạnh việc giới thiệu
những làn điệu dân ca qua các clip nghệ
thuật, chương trình còn phải mang đến
cho khán giả nhiều thông tin như: tính
chất âm nhạc và lời ca của từng thể loại,
nhạc cụ đệm cho hát, không
gian diễn xướng, các hoạt
động bảo tồn và kế
thừa... Làm sao để
khán giả xem mà
không thấy nhàm
chán, làm sao chỉ
trong 25 phút có
thể truyền đạt đủ
thông tin, không bị
khô cứng và mang
tính thưởng thức cao.
Do đó, mỗi khi đến với
một miền quê, một vùng
dân ca mới thì việc đầu tiên
đối với tôi là phải tìm hiểu
về lịch sử ra đời của làn
điệu cùng các sinh hoạt ca hát của người
dân địa phương, tìm tư liệu quý để
từ đó lên kịch bản tổng thể và
viết lời bình cho các phóng
sự trong chương trình.
Gắn bó với
nhạc cổ suốt thời
gian dài, nếu không
có tình yêu và sự
đam mê thì ắt hẳn
khó thành công, chị
có nghĩ như vậy?
Người đưa tôi đến
với âm nhạc, cho tôi tình
yêu nhạc truyền thống không
ai khác là bố tôi - nhạc sĩ Đoàn
Bổng. Khi tôi còn nhỏ, mỗi khi sáng tác
một ca khúc, bố tôi thường hát đi hát lại
và tôi là khán giả đầu tiên được thưởng
thức tác phẩm của ông, tôi nghe và
thuộc luôn. Nhiều hôm hai bố con hát
hết bài này đến bài khác rất vui. Có một
sự trùng hợp rất thú vị là bố tôi trước
kia cũng đã từng là biên tập viên của
chương trình
Dân ca nhạc cổ
của Đài
Phát thanh Giải phóng. Ngày đó ông
thường xuyên đi sưu tầm dân ca và thu
thanh phục vụ đồng bào cả nước trên làn
sóng của Đài. Đó cũng chính là nguyên
do vì sao các sáng tác của ông mang
đậm chất dân ca Việt Nam.
Với từng ấy thời gian làm nghề
đã đem lại cho chị những gì? Đã bao
giờ chị gặp phải tình huống chương
trình không được khán giả đón nhận?
Với chị, nghề tổ chức sản xuất có
những khoảng lặng không?
Công việc tổ chức sản xuất đã cho
tôi những trải nghiệm thú vị, được cùng
anh chị em trong ekip đến nhiều miền
Người đưa nhạc cổ
đến với
khán giả truyền hình
Dân ca nhạc cổ
là một trong những chương trình lâu đời của Đài
Truyền hình Việt Nam. Dù trải qua nhiều thăng trầm, ấm lạnh nhưng
nhạc cổ, những trầm tích văn hóa xa xưa vẫn được lưu giữ trong
dòng chảy chung của văn hóa Việt. Một trong những người bắc cầu
nối đưa nhạc cổ đến với khán giả truyền hình trong nhiều năm qua là
BTV Đoàn Thu Trà…
BTV Đoàn Thu Trà
cùng nghệ sĩ nhạc cổ