28
VTV
Văn hóa
Giải trí
Bộ phim điện ảnh
Lô tô
nói về
những phận người như ở bên rìa
xã hội, mượn chút phấn son, áo
quần lòe loẹt rẻ tiền để được
sống thực với giới tính
của mình.
D
ù bận rộn với nhiều dự án
phim truyền hình, Huỳnh
Tuấn Anh vẫn quyết định bắt
tay vào thực hiện
Lô tô
- tác
phẩm điện ảnh được anh gọi là sự cảm tác
từ
Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng.
Trên nền tảng câu chuyện về gánh lô tô,
Huỳnh Tuấn Anh tin rằng, anh sẽ mang
đến một thế giới mới mẻ chứ không phải là
sự ăn theo, là một phiên bản khác của bộ
phim tài liệu đã từng gây ấn tượng mạnh
mẽ với khán giả.
Thách thức với Huỳnh Tuấn Anh không
phải chỉ ở việc vượt qua cái bóng của bộ
phim tài liệu gây tiếng vang mà phải thực
sự làm nên câu chuyện đáng xem về thế
giới thứ ba. Thế giới thứ ba mà
Lô tô
muốn
đưa tới cho khán giả “thô” hơn nhiều so
với gì từng xuất hiện, bởi đó là những con
người bị coi ở dưới đáy xã hội, họ quá
nghèo, quá tuổi để có thể chỉn chu diện
mạo, để theo đuổi đến cùng khát khao
chuyển giới (chỉ dừng lại ở mức độ nửa
nam, nửa nữ hoặc cố gắng ăn mặc, hóa
trang cho giống nữ), ngôn ngữ, tác phong
của dân lô tô cũng suồng sã,
cục mịch. Những chất
liệu ấy ở bộ phim tài
liệu do nữ đạo diễn
trẻ Nguyễn Thị Thắm
thực hiện từng gây
sốc, là kết quả đáng
khâm phục của nhiều
tháng ròng ăn ở cùng,
lênh đênh cùng gánh lô
tô để được họ tin tưởng phô
bày không giấu giếm. Nhưng
để chuyển tải vào tác phẩm điện ảnh sẽ là
sự mạo hiểm, buộc phải có cách xử lí khéo
léo cùng diễn xuất đẳng cấp của nhân vật
chính để đưa phim không chỉ qua được
những vòng thẩm định khắt khe mà còn
chạm tới trái tim khán giả. Bởi nếu nhìn
qua được lớp ngoài dễ gây tranh cãi, trong
câu chuyện của những người đồng tính có
những giá trị cơ bản như quyền được sống
đúng với bản chất, với giới tính thật, là khát
khao được yêu…
Theo Huỳnh Tuấn Anh, điện ảnh Việt
đang dần chuyển hướng đến những đề
tài chân thực, gần gũi với cuộc sống, có
chuyện, có thông điệp nhân văn phù hợp
với tâm lí người Á Đông thay vì chạy theo
các ngôi sao thị trường cùng những vai diễn
“đo ni đóng giày” hay mải miết với dòng
phim kinh dị, hành động vốn chưa phải là
thế mạnh. Sức hút, phản hồi rất tốt từ một
số bộ phim tưởng kén khách
mới đây như
Nắng
hay
Sài
gòn, anh yêu em
là động
lực đáng kể cho những
biên kịch, những nhà
làm phim theo đuổi
xu hướng “phim có
chuyện hay”, có gì đó
đọng lại để nhớ, để suy
ngẫm. Đây cũng là dòng
phim vừa sức để đi sâu khai
thác những góc tinh tế về cảm
xúc, thân phận con người thay vì ham trưng
trổ những gì điện ảnh Việt vẫn còn non
nớt. Sự vay mượn, chuyển thể, nếu được
tính toán, xử lí khéo léo cũng có thể xem
là gợi ý tốt, an toàn cho các nhà làm phim
để phim dễ dàng hơn khi tiếp cận khán giả
thay vì những cuộc thử nghiệm tốn kém,
lạ lẫm. Dốc công sức để làm
Lô tô,
Huỳnh
Tuấn Anh mong muốn khiến khán giả được
khóc một lần đã đời cùng phận người bị coi
rẻ, những đối tượng bị kì thị mà ý thức về
giới lại hết sức dữ dội, mạnh mẽ.
Nhưng sở dĩ
Chuyến đi cuối cùng của
chị Phụng
thành công đến vậy là nhờ tìm
được nhân vật trung tâm - một chị Phụng
đúng chất lãnh đạo mà lại hết sức đời, hết
sức tiêu biểu cho những người chuyển giới
trên các gánh lô tô. Một nhân vật độc đáo,
lạ như thế, liệu
Lô tô
có tìm ra?
Hương Huyền
Thế giới mới mẻ về
gánh lô tô
Cảnh phim
Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng
Đoàn làm phim
Đời cho ta bao lần đôi mươi
Biên kịch
Huỳnh Tuấn Anh