![Show Menu](styles/mobile-menu.png)
![Page Background](./../common/page-substrates/page0008.jpg)
8
-
Truyền hình
Nhân vật bị ám ảnh về mùi
thịt nướng và tiếng máy bay
Khi lật lại lịch sử, tìm kiếm, khai thác
những câu chuyện riêng tư, ê kíp đã nhận
được sự cộng tác ra sao của các cựu chiến
binh Mỹ?
- Đúng là lúc đầu chúng tôi gặp
không ít khó khăn khi tiếp cận với các
nhân vật, tổ chức để tìm hiểu thông tin,
câu chuyện liên quan. Cuộc chiến tranh
Việt Nam cho đến giờ vẫn còn là vấn đề
Đ
iểm nhấn
CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
...
(Tiếp theo trang 7)
Cựu binh Mỹ chia sẻ những ám ảnh về chiến tranh Việt Nam
Nhóm thực hiện chương trình
(từ trái sang): nhà báo Lê Minh,
Thu Hà và đạo diễn Lê Trọng Đức
HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ
nhạy cảm trong lòng nước Mỹ. Nhiều
cựu chiến binh Mỹ vẫn bị ám ảnh về
những gì họ đã trải nghiệm trong cuộc
chiến tranh này. Nhiều người đã cố gắng
để quên đi, để không nhắc đến khoảng
thời gian đó. Thế nên, để họ kể lại những
trải nghiệm này thật không dễ dàng.
Một ví dụ cụ thể là một cựu binh Mỹ
vốn là một y sĩ, ông bị hội chứng chiến
tranh ở mức nghiêm trọng. Phải khó khăn
lắm chúng tôi mới được ông cho phép
gặp để nói chuyện (không ghi hình). Sau
cuộc trao đổi, biết được mục đích của bộ
phim, sau đó, phải trò chuyện hơn 1 tiếng
đồng hồ nữa ông mới bắt đầu chia sẻ về
những cơn ác mộng triền miên, nỗi khiếp
sợ mùi thịt nướng và tiếng máy bay. Lúc
đó, chúng tôi mới hiểu lí do vì sao ông chỉ
trả lời phỏng vấn trong nhà, không chịu
ra đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam,
nơi chúng tôi dự định ghi phỏng vấn ông,
bởi đây gần sân bay Ronald Reagan.
Một nhân vật khác là chuyên gia tâm
lí cựu binh. Mặc dù đã được giới thiệu,
được chúng tôi trao đổi trước qua thư về
mục đích, ý nghĩa của chương trình cũng
như nội dung cần ông chia sẻ nhưng
chuyên gia này vẫn yêu cầu phải có một
cuộc trao đổi trực tiếp trước. Sau cuộc
gặp tháng 10/2014, ông mới bắt đầu
xin phép Bộ Cựu binh Mỹ. Nhưng phải
đến tận tháng 5 năm nay, trước khi
chúng tôi sang, ông mới được Bộ Cựu
binh Mỹ cho phép trả lời phỏng vấn. Và
trước khi ghi hình lần này, chúng tôi vẫn
phải có thêm một cuộc làm việc với Giám
đốc truyền thông của Trung tâm. Tuy
nhiên, sau đó, mọi việc lại diễn ra hết sức
thuận lợi. Không chỉ trả lời phỏng vấn,
chuyên gia tâm lí này còn giới thiệu và
mời thêm một số cựu chiến binh Mỹ khác
cùng tham gia chia sẻ những câu chuyện
của riêng họ.
Đến Hawaii quay nghĩa trang
Được biết, ê kíp đã tới cả Hawaii -
nơi được coi là thiên đường du lịch nhưng
chỉ để vào nghĩa trang để ghi hình?
-
Trong chuyến công tác lần này,
chúng tôi có 4 ngày để chuẩn bị và ghi
hình ở Hawaii. Kế hoạch được lên rất
chặt để tiết kiệm thời gian. Ngày đầu tiên,
khi máy bay vừa hạ cánh, chỉ một tiếng
sau khi về đến khách sạn, chúng tôi đã
bắt tay ngay vào việc đi khảo sát để tìm
cảnh quay theo ý tưởng kịch bản, kiểm tra
các địa điểm dự kiến ghi hình. Suốt 3
ngày kế tiếp, thời gian làm việc luôn bắt
đầu từ 7h sáng cho tới khi mặt trời lặn.
Ngoài điểm quay ở nghĩa trang,
có nhiều
bối cảnh, chúng tôi đứng ngay bên bờ
biển ghi hình, thèm lắm mà chẳng có thời
gian để nhảy xuống tắm. Ngày cuối
cùng, dù đêm hôm trước phải thức khuya
để đóng gói đồ đạc, thiết bị, nhưng quay
phim Lê Trọng Đức vẫn cố dậy từ sáng
sớm ra nhúng người xuống biển Hawaii
để 7h sáng ra sân bay về nước.
Bộ phim muốn truyền tải đến khán
giả thông điệp gì?
-
Mỗi kỉ vật tưởng chừng là vật vô tri,
vô giác nhưng thực tế nó gắn liền với rất
nhiều chuyện, là cả một tiến trình lịch sử
mang nhiều ý nghĩa cho hiện tại và tương
lai. Mỗi kỉ vật trong phim đều có một câu
chuyện riêng. Chúng tôi không chỉ kể lại
những câu chuyện gắn liền với những kỉ
vật mà qua đó muốn chuyển tới khán giả
thông điệp, chiến tranh luôn để lại những
vết thương khó lành cho cả hai phía,
trong đó có vết thương tinh thần. Với
nhiều hình thức khác nhau, những người
từng ở hai bờ chiến tuyến đang tìm tới
nhau để cùng hàn gắn những vết thương
tinh thần ấy. Trong tiến trình đó, nhiều kỉ
vật vẫn đang trên con đường trở về với
người thân và gia đình. Công cuộc tìm
kiếm còn dài nhưng vẫn không ngừng nỗ
lực vì những kỉ vật đó có nghĩa quan
trọng tới cuộc sống của rất nhiều người.
Xin cảm ơn anh!
Cẩm Hà
(Thực hiện)