Truyền hình
-
7
Chắc hẳn anh còn có một cú hích
nào đó để quyết tâm làm phim?
- Năm 2012, tôi tình cờ được một
người bạn Mỹ nhờ phối hợp hỗ trợ một
cựu chiến binh Mỹ trao trả cho phía thân
nhân gia đình liệt sĩ Việt Nam cuốn nhật
kí mà ông nhặt được và lưu giữ trong suốt
hơn 40 năm. Với nỗ lực của nhiều cá
nhân, tổ chức ở cả hai phía, cuốn nhật kí
đã về được với thân nhân, gia đình.
Chúng tôi đã đến gặp người cựu chiến
binh Mỹ hiện đang sống biệt lập trên một
đỉnh núi cao. Những chia sẻ và cảm xúc
của người cựu chiến binh Mỹ trước hình
ảnh thân nhân gia đình Việt Nam nhận
lại được kỉ vật của người thân đã thôi thúc
chúng tôi làm bộ phim này. Sau khi hết
nhiệm kì thường trú, tôi đã đề xuất đề tài.
Sự khích lệ, ủng hộ và tạo điều kiện của
lãnh đạo Đài THVN đã giúp chúng tôi
hiện thực hóa bộ phim này.
Sự đồng hành của mạng lưới
khổng lồ: 3.000 cựu binh Mỹ và
thân nhân
Làm phim khi cuộc chiến tranh đã
lùi xa 40 năm, hơn nữa lại đi tìm kỉ vật
trên đất Mỹ, một việc khó tựa mò kim
đáy biển, việc làm phim trên đất Mỹ của
ê kíp ra sao?
-
Cuối năm 2014, kết hợp chuyến
công tác tại Mỹ làm chương trình
Nghệ
thuật quân
sự Việt Nam
, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát, thiết lập quan hệ với các
cá nhân, tổ chức Mỹ để tìm kiếm thông tin
về các kỉ vật và nhân vật. Tháng 5 vừa
rồi, chúng tôi đã có chuyến
ghi hình chính thức kéo dài
3 tuần tại Mỹ. Chúng tôi đã
nhận được sự hỗ trợ hết
sức nhiệt tình và hiệu quả
của Hội Cựu chiến binh
Mỹ, Liên đoàn Quốc gia
các gia đình người Mỹ có
thân nhân là tù binh hay
mất tích trong chiến tranh,
Bộ Cựu binh Mỹ và Trung
tâm Việt Nam học thuộc
Đại học Công nghệ Texas.
Nhờ đó, chúng tôi đã được tiếp cận
hàng chục ngàn hiện vật của bộ đội
Việt Nam do binh lính Mỹ thu nhặt trên
chiến trường và câu chuyện xung quanh
những đồ vật đó.
Chúng tôi cũng nhờ mạng lưới này để
khởi động cuộc tìm kiếm nhằm xác định
danh tính và thân nhân gia đình một phi
công Mỹ bị bắn rơi tại Việt Nam năm
1966 để thực hiện nguyện vọng của một
người cựu chiến binh Việt Nam là trả lại
cho họ những đồ vật của viên phi công
mà ông đã lưu giữ trong hơn 50 năm
qua. Trong chuyến đi này, chúng tôi đã
lặn lội lên đỉnh một ngọn núi cao hẻo
lánh, không điện lưới, không thông tin
liên lạc, để tìm hiểu câu chuyện của một
cựu chiến binh Mỹ ở bang Washington,
dành gần một tuần để nghiên cứu hồ sơ,
tìm kiếm, sàng lọc hiện vật và câu chuyện
liên quan trong trung tâm lưu trữ của
bang Texas, tiếp xúc phỏng vấn các cựu
chiến binh Mỹ và các chuyên gia tâm lí
cựu binh tại bang California, tiến hành
hàng chục cuộc tiếp xúc, làm việc với các
bên liên quan tại các bang Virginia,
Maryland và thành phố Washington DC;
lần theo dấu vết của viên phi công Mỹ tại
các bang Massachussett, Rodh Island,
Florida và Hawaii. Có thể nói, đây là một
hành trình xuyên suốt từ bờ Đông đến bờ
Tây nước Mỹ.
Đặc biệt, không thể tưởng tượng nổi
chúng tôi đã có sự đồng hành, hỗ trợ của
gần 3.000 người gồm các cựu chiến binh
Mỹ cùng thân nhân, gia đình và bạn bè
của họ. Một mạng lưới liên kết khổng lồ
mà chính chúng tôi chưa từng có cơ hội
gặp gỡ trực tiếp, chỉ được biết đến họ qua
những địa chỉ email gửi đến để cung cấp,
chia sẻ thông tin.
(Xem tiếp trang 8)
Cẩm Hà
Nhà báo Lê Minh thay
mặt cựu binh Việt Nam
trao trả kỉ vật cho Hội
Cựu chiến binh Mỹ (VVA)
Ông Nguyễn Ý Chí (áo xanh) và bức thư nhắn gửi trao trả
kỉ vật của phi công Sherman