34
VTV
Văn hóa
Giải trí
NSND Lữ Kiều Lê
Nghệ thuật múa
đề cao sự sáng tạo
Được biết đến như một người có biệt tài kết hợp đan xen
giữa nghệ thuật múa cổ truyền dân tộc và hiện đại, chị
cũng là người dàn dựng rất nhiều tiết mục cho các cuộc
thi múa trên truyền hình suốt nhiều năm qua. Chị là NSND,
Trung tá Lữ Kiều Lê, nghệ sĩ nhân dân trẻ nhất ở lĩnh vực
múa trong đợt phong tặng danh hiệu vừa qua…
Đạt danh hiệu nghệ sĩ
ưu tú khi chưa đến ba
mươi và nghệ sĩ nhân
dân khi chưa đến
bốn mươi tuổi, chị
cảm nhận như thế
nào khi được
nhận danh hiệu
cao quý này?
Ở Việt Nam, múa
đã xuất hiện từ lâu
nhưng có thể nói, loại
hình nghệ thuật này vẫn
lặng lẽ khiêm nhường so
với nhiều loại hình nghệ
thuật khác. Việc nhà nước ghi nhận
những nghệ sĩ trẻ như chúng tôi trong
thời gian vừa qua là tín hiệu đáng vui
mừng để động viên khuyến khích anh
chị em nghệ sĩ, nhất là các bạn trẻ mới
vào nghề.
Điều gì thúc đẩy chị đến với múa,
bởi như chị nói,
đây là loại hình vừa
khó vừa rất khiêm nhường so với các
loại hình nghệ thuật khác?
Tôi nghĩ, một phần do truyền
thống gia đình. Bố tôi là nghệ sĩ kèn
Saxophone, mẹ là nghệ sĩ múa của Đoàn
Nghệ thuật Nghệ An. Khi chị em tôi còn
nhỏ đã được theo bố mẹ đi biểu diễn
nhiều nơi. Những khi đứng sau cánh gà
nhìn mẹ biểu diễn, những động tác múa
đã nhanh chóng cuốn hút cô bé mới lên
năm, lên mười như tôi. Nó ngấm vào
máu rất tự nhiên và đến khi tốt nghiệp
phổ thông, tôi đã tự biểu diễn được
những động tác múa cơ bản. Tôi xin vào
Đoàn nghệ thuật của mẹ và mấy
năm sau thì được cử đi học
tại Trường Cao đẳng Nghệ
thuật Quân đội (Bây giờ
là Đại học Văn hóa
- Nghệ thuật Quân
đội). Ra trường, tôi
được giữ lại làm
giảng viên, trở thành
người lính trong lĩnh
vực nghệ thuật. Công
việc giảng dạy và biểu
diễn theo tôi cho đến tận
ngày hôm nay.
Nhìn những tiết
mục biểu diễn và dàn dựng
của chị, nhiều người nhận
xét nó mang phong cách
lạ, rất dân tộc và có
bản sắc riêng. Điều
gì tạo cho chị sự
khác biệt ấy?
Tôi nghĩ,
trong các tiết
mục của
Kiều Lê nhận danh hiệu
Nghệ sĩ nhân dân