Table of Contents Table of Contents
Previous Page  35 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 92 Next Page
Page Background

35

tôi, sự khác lạ một phần có thể tôi ảnh

hưởng từ mẹ. Mẹ tôi là nghệ sĩ múa đồng

thời là người con của dân tộc Khơ Mú.

Trong các tiết mục múa của mẹ thời ấy

đã có ít nhiều bản sắc hồn cốt của dân

tộc mình. Tôi rất ấn tượng với các tiết

mục của mẹ. Khi được dàn dựng những

tiết mục mang chất liệu dân gian miền

núi, tôi như được về tắm ở con khe, con

suối, được tha hồ khỏa vào dòng nước

mát lành ở miền biên viễn, nơi tuổi thơ

mẹ tôi đã được nuôi dưỡng. Hơn nữa tôi

nghĩ, sự sáng tạo, cá tính riêng là rất cần

thiết trong lĩnh vực nghệ thuật trong đó

có múa. Tôi luôn mang suy nghĩ này vào

hoạt động nghề nghiệp của mình và may

mắn được mọi người ghi nhận, ủng hộ.

Một số giải thưởng tôi đạt được là dành

cho các tác phẩm mang âm hưởng và sắc

thái của văn hóa người Khơ Mú như tác

phẩm

Gạo mới

,

Mùa

về, Kẹp ba lá

… Đó

là những điều rất tuyệt vời với tôi.

Vậy điều gì là quan trọng nhất

trong các tác phẩm của chị?

Đầu tiên chính là sự giản dị. Dù có

phiêu đến mấy, kĩ thuật đạt đến nhường

nào thì cuối cùng sự dung dị vẫn được

đặt lên hàng đầu. Cái đích nghệ sĩ mang

tới cho khán giả chính là cái đẹp, mà theo

tôi, cái đẹp nhất trong cuộc sống chính

là sự giản dị. Ngoài ra, còn là năng khiếu

và phông văn hóa. Nghệ sĩ múa chính là

người thể hiện bản sắc và văn hóa của đất

nước và dân tộc mình, chính vì vậy mà

họ phải có kiến thức, sự hiểu biết đủ để

chuyển tải trọn vẹn cho khán giả qua ngôn

ngữ hình thể. Yếu tố này cũng được tôi rất

coi trọng trong công việc giảng dạy các

em sinh viên tại Đại học Văn hóa - Nghệ

thuật Quân đội hiện nay.

Ngoài là nghệ sĩ biểu diễn,

Trưởng khoa tại Đại học Văn hóa -

Nghệ thuật Quân đội, chị còn là người

gắn bó với nhiều chương trình múa

trên truyền hình như:

Thử thách cùng

bước nhảy, Bước nhảy hoàn vũ

. Chị

nhận xét như thế nào về những chương

trình đó?

Tôi nghĩ, với những nghệ sĩ múa và

những người yêu thích bộ môn này thì

đó là những sân chơi tuyệt vời. Khi múa

được phát sóng trên truyền hình, nghệ

thuật múa có thêm cơ hội để lan tỏa và

thực tế đã có nhiều tài năng, gương mặt

mới được phát lộ và nuôi dưỡng. Là

người hoạt động trong nghề, tôi hi vọng

sẽ có những cuộc thi tương tự như vậy

xuất hiện. Tôi có may mắn là chương

trình

Thử thách cùng bước nhảy

  mấy

mùa vừa qua tôi đều được BTC mời

tham gia và nếu có cơ hội để tham gia

được nhiều chương trình hơn nữa tôi vẫn

luôn sẵn sàng.

Vậy công tác giảng dạy của chị tại

Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân

đội, chị truyền những cảm hứng gì để

các em sinh viên có thể thành công

trong lĩnh vực này?

Như tôi đã nói, múa là sự dung dị.

Ngoài niềm đam mê và phông văn hóa

là sự sáng tạo. Nghệ thuật phải luôn

sáng tạo và tìm ra nét riêng của bản thân

mình. May là điều này chúng tôi đang

làm rất tốt, nhiều sinh viên ở khoa tôi

cũng đã thể hiện thành công ở một số

cuộc thi, các em thấy tự tin và hứng khởi

trên con đường mình đã chọn.

Xin cảm ơn chị!

HàHương

(Thực hiện)

NSND Lữ Kiều Lê sinh tại Nghệ An. Năm 2006, mới 28 tuổi, Lữ Kiều Lê vinh

dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Trong cuộc thi Tài năng

biên đạo toàn quốc năm 2007, Kiều Lê giành giải Nhì (không có giải Nhất) với

tác phẩm

Kẹp ba lá

(Âm nhạc: An Hiếu). Tiếp sau đó, tác phẩm

Bèo trôi về đâu

giành giải Nhì trong cuộc thi Tài năng biểu diễn múa Toàn quốc lần thứ 3. Gần

đây nhất, trong Hội diễn chuyên nghiệp toàn quân, các tác phẩm do Kiều Lê

dàn dựng:

Gạo mới

(Âm nhạc: Đức Trịnh),

Chuông rừng

(Âm nhạc: Trọng

Tuấn) đoạt Huy chương Vàng. Năm 2016 chị được trao danh hiệu Nghệ sĩ

Nhân dân, hiện chị là Trưởng khoa Múa của Trường Đại học Văn hóa -

Nghệ thuật Quân đội.

Kiều Lê hướng dẫn học trò

Kiều Lê trong vở múa

Cõng mẹ đi chơi