Background Image
Previous Page  67 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 67 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

67

của chương trình trên cộng đồng mạng.

Cũng bởi, không nhiều chương trình

được khán giả bàn luận, chờ đợi như

thế, họ đã thực sự khóc, cười với con

người và câu chuyện trong

Điều ước thứ

7

. “Có thể nói, những phản hồi của

khán giả trên các trang mạng về

Điều

ước thứ 7

tương đồng với cảm nhận của

những người thực hiện chương trình.

Nhưng điều quan trọng nhất, chúng tôi

không thực hiện ước mơ của một người

cụ thể mà đang đáp ứng nhận thức cho

khán giả nói chung. Không cần điều gì

cao siêu, đôi khi chỉ cần một sự quan

tâm nhỏ nhất cũng mang lại niềm vui

cho con người. Có những bạn trẻ nói

được suy nghĩ về số phận của

nhân vật rồi quy chiếu hoàn

cảnh của mình, chứng tỏ, câu

chuyện, sự việc có thật trong

chương trình có tác động nhất

định đến nhận thức của họ. Tôi

nghĩ, đó là điều quan trọng và

đáng tự hào nhất” - đạo diễn

Lại Bắc Hải Đăng chia sẻ.

Chương trình có nguy cơ sập rất

cao

:

Đây cũng là chương trình đầu tiên

vi phạm các quy định của Đài THVN.

Theo nguyên tắc, âm thanh rõ ràng mới

được phát sóng. Nhưng trong

Điều ước

thứ 7

, do là chương trình truyền hình

thực tế nên có những lúc khán giả

không thể nghe thấy tiếng nhân vật

buộc ê kíp phải dùng phụ đề kèm theo.

Thông thường, chương trình phải hoàn

thành trước 3 ngày để kiểm tra và nộp

phát sóng nhưng có những số, 13h

phát sóng thì 12h ê kíp mới nộp đĩa,

kép băng… khiến các bộ phận liên quan

cũng khổ vì chạy theo. Do chương trình

luôn sử dụng nhiều máy quay, trang bị

kĩ thuật chưa đầy đủ nên đòi hỏi rất

nhiều thời gian và công sức cho khâu

dựng. Chính vì vậy, ê kíp luôn trong tình

trạng rất gấp. Họ thường nói vui với

nhau, nếu đem

Điều ước thứ 7

ra kỉ luật

thì… không còn điểm để trừ nữa.

Rất khó để thay đổi format của

chương trình:

Mỗi điều ước đã là một

cách thể hiện, một sáng tác riêng và mỗi

nhân vật có một câu chuyện riêng để họ

dựa vào đấy sáng tác. Chi tiết duy nhất

khán giả cảm thấy giống nhau là việc

họp bàn của ê kíp trước khi bắt tay thực

hiện điều ước. Ê kíp chia sẻ, họ luôn cố

gắng tạo được sự mới mẻ trong việc

thực hiện từng điều ước chứ chưa nghĩ

đến việc thay đổi format.

Khó khăn của ê kíp sản xuất:

Điều

ước thứ 7

luôn ở trong tình trạng khan

hiếm đề tài. Nguồn tư liệu tìm hiểu từ

báo viết đến báo mạng được các phóng

viên, biên tập viên tận dụng triệt để. Tuy

vậy, cái khó không phải là không có

điều ước mà là phải tìm điều ước thực

hiện được. Chính vì vậy, đề tài luôn là

vấn đề gây áp lực với ê kíp thực hiện.

Điều thú vị sau mỗi chương trình:

Các biên tập viên chính của chương

trình thường thành bạn của nhân vật.

Cũng bởi, thời gian làm chương trình,

họ liên hệ với nhau rất nhiều. Bên cạnh

đó,

Điều ước thứ 7

còn có facebook, có

admin quản lí facebook để nắm thông

tin của các nhân vật. Đặc biệt, sau 6 - 7

số, ê kíp lại phải đi gặp nhân vật theo

đúng format nên thông tin về các nhân

vật đã từng phát sóng luôn được ê kíp

nắm khá rõ.

Hoa Lê

Ảnh:

Hải Hưng

Phỏng vấn học sinh của điểm

trường Lũng Mần, Cao Bằng

Công tác chuẩn bị thực hiện

CT điều ước thứ 7

Chàng trai Nguyễn Minh Tân,

mắc căn bệnh Wilson

nhưng đã vượt lên tất cả

bằng nghị lực phi thường.

Triệu Thanh Tú - cậu

bé nhiễm HIV mồ

côi cha mẹ ở tuổi

lên 7 - với ước mơ

giản dị được khỏi

bệnh, được một lần

ngắm biển.