7
VTV
Điểm
nhấn
Trên thế giới có nhiều biên kịch kiêm
sản xuất phim và
đã gặt hái được thành
công. Vì sao ở Việt Nam vẫn chưa có
nhiều trường hợp như vậy?
Ở những nền công nghiệp điện ảnh,
truyền hình, giải trí phát triển thì kịch bản
luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên và
nó luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong
việc thành bại của bộ phim. Đặc biệt,
trong các series phim bộ, biên kịch giữ vai
trò rất quan trọng. Series truyền hình thực
chất là tiểu thuyết chương hồi được kể
bằng hình ảnh. Để tạo được tên tuổi trong
lòng công chúng, với một tiểu thuyết gia
đã khó, với một biên kịch càng khó hơn.
Một biên kịch giỏi, ngoài nền tảng văn
học với bút lực sâu, kiến thức rộng, vốn
sống trải nghiệm nhiều như một nhà văn,
thì phải có thêm kiến thức về ngôn ngữ
điện ảnh, phải có kĩ thuật kể chuyện bằng
hình ảnh và trói buộc về thời gian kể. Dĩ
nhiên, với những đòi hỏi đó, để trở thành
biên kịch giỏi không dễ.
Con đường của biên kịch kiêm sản
xuất phim có thuận lợi hay khó khăn gì,
thưa chị?
Với tôi, là biên kịch kiêm công việc
sản xuất vừa may mắn, vừa khổ. May mắn
vì mình được chút ít quyền quyết định
những điều tốt nhất để bộ phim thành
công. Hai việc đó bổ sung cho nhau. Khi
có kinh nghiệm tổ chức sản xuất rồi, kịch
bản viết sẽ chặt chẽ hơn, tiết kiệm bối
cảnh hoặc những cảnh quay không cần
thiết hơn. Khổ vì cùng lúc làm nhiều việc
quá, nhất là tính chất hai công việc này
hoàn toàn trái ngược nhau. Việc tổ chức,
quản lí sản xuất thì luôn động, còn việc
viết kịch bản thì cần tĩnh lặng.
Biên kịch Châu Thổ và Việt Trinh
(Xem tiếp trang 8)
Phương Phương
Không dễ để trở thành
biên kịch giỏi
Châu Thổ là một trong những “biên kịch vàng” nhiều sức sống và
đa năng của phim truyền hình Việt. Ngoài công việc viết lách, chị
còn làm nhà sản xuất phim truyền hình, điện ảnh. Hai công việc
song hành đã bổ trợ qua lại cho Châu Thổ. Quy trình làm phim của
chị có vẻ ngược so với truyền thống nhưng đó lại là kết quả đúc
kết từ thực tế sản xuất và mang lại nhiều tác phẩm có giá trị.
Một số biên kịch có những diễn
viên ngôi sao thân thiết và thường viết
những nhân vật đo ni đóng giày cho họ.
Chị có đi theo hướng này không hay là
chị chú ý đến nhân vật nhiều hơn các
mối quan hệ ngoài đời?
Cách làm hiệu quả nhất mà hiện nay
tôi đang làm là sau khi đề cương được
duyệt, tôi bắt đầu chọn đạo diễn, chọn
bối cảnh và diễn viên. Từ phong cách của
đạo diễn, từ bối cảnh có thực, từ các diễn
viên cụ thể, tôi bắt đầu viết. Có thể nói,
cách làm theo kiểu “đo ni đóng giày” đó
đã đem lại cho tôi khá nhiều thành công.
Bởi vậy mà cũng không ít đạo diễn đã
thành danh khi cộng tác với tôi như: đạo
diễn Nhất Tuấn; NSƯT - nhà quay phim,
đạo diễn Quốc Thành; đạo diễn Minh
Trương; Diễn viên, đạo diễn Việt Trinh...
Nhiều diễn viên đã thành sao chỉ sau một
lần đóng phim của tôi như: Lý Nhã Kỳ,
Trương Minh Cường, Thùy Trang (sau
Gió nghịch mùa);
Đức Hải (
Cha dượng)
;