Previous Page  41 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 41 / 92 Next Page
Page Background

hình trình bày ý tưởng về việc lập một

đài truyền hình tại vùng giải phóng miền

Nam lên lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt

Nam và được nhất trí hoàn toàn. Sau đó,

đề nghị của Đài Tiếng nói Việt Nam đã

được Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận

và tạo điều kiện để thực hiện ngay. Ông

Lê Quý, lúc đó là Phó Tổng biên tập

Đài Tiếng nói Việt Nam kể lại: “Năm

1973 lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam

còn làm một việc mà hồi đó phải rất bí

mật, ngay trong Bộ biên tập cũng chỉ

vài đồng chí được biết thôi, vì việc này

nhằm chuẩn bị cho trường hợp tình hình

miền Nam chuyển biến theo khả năng

thành lập Chính phủ liên hiệp ba phái,

lúc đó, sẽ đòi hỏi phía Chính phủ cách

mạng lâm thời phải có một đài truyền

hình riêng cho mình. Để chuẩn bị cho

khả năng này, ta đã thông qua sự trung

gian của Đảng Cộng sản Nhật Bản gửi

một đoàn gồm 3 cán bộ kĩ thuật do kĩ

sư Đặng Trung Hiếu làm Trưởng đoàn

cùng kĩ sư Lê Võ và một cán bộ của

Tổng công ti xuất nhập khẩu máy thuộc

Bộ Ngoại thương sang Nhật, được Đảng

Cộng sản Nhật bảo trợ toàn bộ kinh phí

cho chuyến đi. Sở dĩ, trong đoàn có một

cán bộ của Bộ Ngoại thương là để đánh

lạc hướng của địch, lấy danh nghĩa công

khai là một đoàn của Bộ Ngoại thương

đi điều đình mua máy móc bình thường,

trong khi mục đích thực sự của đoàn là

đặt mua thiết bị đồng bộ cho một đài

truyền hình.”

Cuối tháng 4/1973, đoàn cán bộ

của Truyền hình Việt Nam đến Tokyo

được Công ti thương mại Mítsuri của

Đảng Cộng sản Nhật Bản hướng dẫn

đến Hãng điện tử NEC chuyên sản xuất

các thiết bị phát thanh và truyền hình.

Sau nhiều ngày tham quan và nghiên

cứu, hai bên đã thống nhất hãng NEC sẽ

cung cấp cho Việt Nam thiết bị đồng bộ

cho một đài truyền hình gọn nhẹ với hai

xe truyền hình lưu động, máy phát sóng

truyền hình 1 kw hệ NTSC, máy ghi

hình bán chuyên dụng, cột anten phát

hình tự dựng trên mui xe và nhiều phụ

kiện khác. Sau hơn một tháng chờ đợi

thiết kế và tính toán, hãng NEC trao cho

đoàn một tập tài liệu nặng với đầy đủ

chi tiết gồm bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật kèm

theo bảng giá chi tiết, thời gian

giao hàng.

Tiếp theo chuyến đi Nhật Bản mua

thiết bị, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức

một đoàn cán bộ đi vào vùng giải phóng

miền Nam chuẩn bị thực địa, sẵn sàng

cho một đài truyền hình ra đời, chờ khi

có thiết bị thì hoạt động được ngay. Đoàn

này do ông Lê Minh Hiền, một đạo diễn

điện ảnh được điều sang truyền hình

làm Trưởng đoàn, cùng kĩ sư Nguyễn

Văn Điểm và 4 người khác. Đầu năm

1975, trên hai xe commăngca theo tiêu

chuẩn đi B dài, đoàn rời Hà Nội. Khi

đoàn vào đến Trung ương cục miền

Nam ở Tây Ninh thì tỉnh Phước Long

vừa giải phóng, núi Bà Đen là điểm cao

dự định đặt anten phát sóng truyền hình

đã được Trung ương cục chỉ đạo đánh

chiếm trước đó rồi. Đoàn cán bộ nhiều

lần đi khảo sát núi Bà Đen và các vùng

xung quanh được lãnh đạo Trung ương

cục miền Nam thông qua phương án xây

dựng đài, chỉ còn chờ thiết bị từ Nhật

Bản nhập về và chuyển vào.

Tuy nhiên, tình hình chuyển biến rất

nhanh, mở ra khả năng giải phóng hoàn

toàn miền Nam, việc nhập thiết bị dừng

lại vì không cần thiết nữa. Ông Lê Minh

Hiền cùng các thành viên trong đoàn

được sự chỉ đạo của lãnh đạo Đài Tiếng

nói Việt Nam từ Hà Nội yêu cầu sẵn

sàng tiến về Sài Gòn. Đúng như dự kiến,

sáng ngày 30/4/1975, đoàn đã nhanh

chóng tiến về Sài Gòn phối hợp với các

đoàn từ Hà Nội vào, tiếp quản trọn vẹn

Đài Truyền hình Sài Gòn. Ước vọng về

một đài truyền hình cách mạng dành

cho đồng bào miền Nam đã trở thành

hiện thực, vượt quá sức tưởng tượng của

những người lãng mạn nhất. Câu chuyện

về việc xây dựng một đài truyền hình

cách mạng trong vùng giải phóng miền

Nam tuy không thành nhưng đã thể hiện

tấm lòng của những người làm truyền

hình những năm tháng khởi nghiệp ấy,

dù rất khó khăn nhưng đã luôn luôn

nghĩ đến miền Nam và dành cho miền

Nam mọi điều kiện tốt nhất có thể.

Nguyễn Kim Trạch

Phóng viên Truyền hình Việt Nam tác nghiệp

trước dinh Độc Lập sáng 1/5/1975

41