Previous Page  40 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 40 / 92 Next Page
Page Background

40

VTV

Hồ sơ

truyền hình

N

ăm 1966, Mỹ đưa truyền hình

vào miền Nam Việt Nam, lúc

đầu phát sóng từ máy bay

trực thăng và chỉ dành cho

quân đội Mỹ. Nhưng vài năm sau, một

số đài truyền hình phát sóng mặt đất đã

được xây dựng tại Sài Gòn, Huế, Đà

Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, đảm bảo

phủ sóng rộng khắp từ Quảng Trị vào

miền Tây Nam Bộ. Thực tế đó thôi thúc

lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam khẩn

trương xây dựng đài truyền hình với

mục tiêu phục vụ nhân dân miền Bắc và

sẵn sàng tiếp quản các đài truyền hình ở

miền Nam khi đất nước thống nhất.

Mục tiêu sẵn sàng cho miền Nam được

đặt lên hàng đầu, vì vậy, nhiều cán bộ

được lựa chọn chuyển từ phát thanh

sang truyền hình là người miền Nam.

Từ ngày 7/9/1970, sau 5 ngày phát sóng

thử nghiệm thành công, Vô tuyến

Truyền hình Việt Nam từng bước tăng

giờ phát, mở rộng vùng phủ sóng, đồng

thời vẫn tích cực chuẩn bị cho việc tiếp

quản các đài truyền hình ở miền Nam.

Ngày 27/1/1973, sau khi Hiệp định

Paris được kí kết, miền Nam đứng trước

khả năng thành lập Chính phủ liên hiệp

ba phái với Chính phủ cách mạng lâm

thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam,

chính quyền Sài Gòn và Liên minh dân

tộc, dân chủ và hòa bình. Nếu khả năng

đó xảy ra thì mặt trận đấu tranh tư tưởng

trên toàn miền Nam sẽ là một mũi tiến

công quan trọng. Thời điểm ấy, các

vùng giải phóng miền Nam đã có Đài

Giải Phóng, Xưởng phim Giải Phóng

cùng Thông tấn xã và một số báo chí

giải phóng, chỉ thiếu truyền hình. Được

biết, người dân các vùng giải phóng nếu

có máy thu hình đều có thể xem được

các chương trình truyền hình của chính

quyền Sài Gòn. Bởi vậy, thiếu một đài

truyền hình cách mạng là thiếu một

phương tiện đấu tranh tư tưởng

hiệu quả.

Đầu năm 1973, ông Huỳnh Văn

Tiểng, Trưởng Ban Vô tuyến truyền

Ước vọng về một đài truyền hình

cho vùng giải phóng

miền Nam

Đoàn cán bộ Truyền hình

Việt Nam do Đ/c Huỳnh

Văn Tiểng (thứ hai bên

trái) làm trưởng đoàn trên

đường vào tiếp quản các

đài truyền hình phía Nam,

tháng 4/1975

LTS: Nhân dịp kỉ niệm 41 năm ngày giải phóng

miền Nam, Tạpchí Truyền hình trân trọng giới

thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Kim Trạch

như kí ức đáng nhớ của những người làm

Truyền hình Việt Nam về một thời hào hùng

của dân tộc.