90
A
nh Quốc (32 tuổi, Hà Nội) vô
cùng ngạc nhiên khi nhận được
kết quả thử máu với các chỉ
số mỡ máu (bao gồm cholesterol toàn
phần, LDL cholesterol và triglycerid)
đều vượt ngưỡng cho phép; trong khi
anh không hề thừa cân, béo phì. Qua
thăm khám, anh Quốc được chẩn đoán
rối loạn mỡ máu mức trung bình.
Ngày nay, mỡ trong máu cao không
còn là căn bệnh của riêng đối tượng
trung niên hoặc lớn tuổi, ngày càng
nhiều người trẻ tuổi cũng mắc phải bệnh
lí này. Hiểu đúng, hiểu rõ rối loạn mỡ
máu sẽ giúp chúng ta phòng tránh được
những hệ lụy khôn lường.
Trước đây, nhiều người thường quan
niệm rằng, những đối tượng mắc bệnh
máu nhiễm mỡ chỉ có thể là người bị
thừa cân, béo phì hoặc người tuổi cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người trẻ
vẫn có thể mắc phải bệnh lí này. Theo
thống kê, hiện nay, có 29,1% tỉ lệ
người Việt Nam đang mắc phải bệnh
lí máu nhiễm mỡ, trong đó độ tuổi
30 - 45 chiếm 41,7% và người cao tuổi
khoảng 63%.
Nhiều người nhanh chóng đổ lỗi cho
thói quen ăn uống nhiều chất béo dẫn
đến tình trạng rối loạn mỡ máu. Tuy
nhiên, có một thực tế là nhiều người
không ăn mỡ, trứng, người ăn chay lâu
năm hoặc người gầy vẫn bị rối loạn mỡ
máu. Lí giải điều này, các chuyên gia
cho rằng cholesterol có 2 nguồn gốc,
từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ,
trứng... chỉ chiếm khoảng 30% lượng
cholesterol tạo ra trong cơ thể còn lại
70% lượng cholesterol là nội sinh (cơ
thể tự sản sinh ra). Triglycerid cũng
tương tự như vậy. Đối với những người
khỏe mạnh chỉ sau 12 giờ là tất cả các
chất này sẽ được cơ thể chuyển hóa hết.
Khi cơ thể suy yếu, do tuổi tác hoặc
do stress, chức năng hấp thụ cholesterol
của gan suy giảm dẫn đến lượng
cholesterol xấu dư thừa trong máu, lắng
đọng vào thành mạch máu hình thành
nên các mảng xơ vữa. Mỡ máu cao
thường diễn biến âm thầm và nguy hiểm
không kém gì tiểu đường và ung thư.
Tình trạng cholesterol cao trong thời
gian dài sẽ dẫn đến những bệnh lí chết
người như cao huyết áp, xơ vữa động
mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch
máu não (đột quỵ)...
Các nghiên cứu đã chỉ ra, giải quyết
được rối loạn mỡ máu sẽ hạn chế tai
biến mạch vành tim, tai biến mạch
máu não và giảm tỉ lệ tử vong do biến
chứng mạch máu. Hai phương pháp
chính điều trị rối loạn mỡ máu gồm:
điều trị không dùng thuốc và điều trị có
dùng thuốc. Trong đó, điều trị không
dùng thuốc là thực hiện lối sống lành
mạnh như: không thuốc lá, hạn chế
uống rượu bia, tránh thực phẩm nhiều
chất béo bão hoà (transfat) và chăm chỉ
luyện tập thể thao.
Bên cạnh đó, đối với người bị rối
loạn mỡ máu thấp tới trung bình chưa
cần dùng thuốc hoặc không thể dung
nạp statin - thuốc thường dùng trong
điều trị cholesterol thì dùng dược dinh
dưỡng như ArmoLIPID PLUS từ công
ty dược uy tín Rottapharm (Italy) là
giải pháp tối ưu. Chứa các chiết xuất
hoàn toàn tự nhiên như men gạo đỏ, vi
tảo lục, sáp mía, cây hoàng liên gai Ấn
Độ…, ArmoLIPID PLUS là phương
pháp hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu hữu
ích bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn và
lối sống; giúp giảm lượng cholesterol,
triglycerid trong máu, ngăn ngừa xơ vữa
động mạch và hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
Rối loạn mỡ máu hoàn toàn có thể
phòng ngừa được bằng chế độ ăn uống
lành mạnh, vận động thường xuyên
và sinh hoạt điều độ. Cần lưu ý rằng,
các dấu hiệu cho thấy máu nhiễm mỡ
phần lớn không rõ ràng hoặc trong
nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra khi
xét nghiệm sức khỏe định kì. Những
người từ 20 tuổi trở lên nên đi kiểm
tra cholesterol định kì ít nhất 1 - 2 năm
một lần, người trên 40 tuổi nên đi xét
nghiệm mỡ máu 6 tháng một lần để sớm
phát hiện ra những bất thường và có
chiến lược điều trị phù hợp.
Kim Ngân
VTV
Sống
khỏe
RỐI LOẠN MỠ MÁU
NGƯỜI TRẺ CŨNG CẦN LƯU Ý
Bệnh lí mỡ máu cao đang
có xu hướng trẻ hóa trong
cộng đồng
Mỡ máu cao có thể gây ra những hậu quả
khôn lường