7
lẽ ở Pháp là nguyên tắc và mất nhiều
thời gian hơn cả, đặc biệt là ghi hình tại
các nơi công cộng. Chẳng hạn, khi ghi
hình tại vườn Luxembourg, Paris, thuộc
quyền quản lí của Thượng nghị viện,
chúng tôi cũng mất nhiều thời gian để
được phép sử dụng bối cảnh quay tại
đây. Ngoài ra, chúng tôi còn khá nhiều
điều kiện ràng buộc về hình ảnh.
Nguyên tắc vậy nhưng người Pháp
cũng rất tốt bụng khi họ hiểu mục đích
của chúng tôi. Vì không có dự định
trước, chúng tôi không xin phép ghi
hình trong cảng Marseille, ngay đúng
toạ độ mà con tàu chở Nguyễn Ái Quốc
cập cảng. Đây là địa điểm cấm khách
vãng lai. Sau khi xác định phát sinh hình
ảnh, thời gian lại có hạn, chúng tôi loay
hoay liên hệ qua điện thoại với các đầu
mối hành chính Pháp. Không ai biết
chúng tôi là ai vì chưa có giấy tờ gửi
trước qua Fax hoặc Email. Cuối cùng,
sau khi trình bày, thuyết phục, chúng
tôi đã được cấp phép trong đúng hai giờ
đồng hồ. Khi đến lấy giấy phép, người
quản lí còn nhắn nhủ với thái độ rất dễ
mến: “Đây là điều chưa từng có tiền lệ
khi cấp phép trong thời gian quá ngắn.
Các bạn thật sự may mắn”. Chúng tôi cứ
đùa nhau: “Chắc do Bác phù trợ
”.
Nói
vậy thôi, đây cũng là bài học: Cần tổ
chức sản xuất kĩ lưỡng trong từng khâu
của mọi chuyến tác nghiệp.
Sự hỗ trợ đắc lực
của các chuyên gia
Bên cạnh những tài liệu mật về
cuộc sống riêng tư và hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc tại Pháp để làm
rõ tư tưởng yêu nước kiên định và
hành trình tìm ra con đường cứu nước
của Bác, chắc hẳn ekip đã nhận được
sự hỗ trợ đắc lực của các chuyên gia?
Bộ phim này sẽ không thể hoàn
thành nếu không có sự hỗ trợ, hợp tác
nhiệt tình của các chuyên gia Việt Nam
và Pháp. Rất may mắn, lần này đoàn của
VTV4 tác nghiệp tại Pháp, chúng tôi
đã mời được Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà,
nguyên cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh
làm cố vấn nội dung cho bộ phim và tác
nghiệp cùng đoàn tại Pháp.
Khi nói về cuộc đời, sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện,
bối cảnh lịch sử liên quan tới hành trình
của Bác, phải rất cẩn trọng trong từng
thông tin đưa tới khán giả. Chúng tôi đã
nghiên cứu lượng kiến thức lịch sử đồ
sộ. Từng thông tin, sự kiện lịch sử như
Phong trào Cần Vương, Duy Tân, chính
sách
“
Pháp Việt đề huề
”
, Đảng Xã hội,
Đảng Cộng sản, chủ nghĩa thực dân…
hay dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Việt
các từ
“
chuyên môn
”
trong các phỏng
vấn chuyên gia, nếu không hiểu thì
không thể dịch đúng được. Công việc
chuyển ngữ mất nhiều thời gian. Chúng
tôi phải tra cứu kĩ lưỡng và nhờ cố vấn
trợ giúp để nắm được thông tin, sau đó
tìm cách chuyển tải tới khán giả một
cách dễ hiểu, dễ nắm bắt nhất. Hi vọng
chúng tôi có thể làm được điều này.
Còn với các chuyên gia sử học Pháp,
phần lớn họ đã lớn tuổi. Một số người
đã mất và một số người đã lui về
“
ở
ẩn
”
, hạn chế tiếp xúc với báo chí như
nhà sử học Daniel Héméry hay Pierre
Brocheux, Madelaine Riffaud... Họ đều
là những người đã từng tiếp xúc với
Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc các nhà sử
học hàng đầu của Pháp nghiên cứu về
Hồ Chí Minh. Có những người không
dùng thư điện tử. Chúng tôi gọi điện
thoại từ Việt Nam sang liên hệ cũng thấp
thỏm vì họ không nhấc máy hoặc từ
chối trả lời phỏng vấn. Có người thì khi
chúng tôi gọi từ Việt Nam, họ nhận lời,
nhưng khi chúng tôi sang Pháp, họ lại từ
chối. May mắn thay, chúng tôi đã thành
công khi thuyết phục và phỏng vấn được
tất cả các chuyên gia Pháp đó, cho dù đã
bị từ chối nhiều lần.
Bạn có hài lòng với những thước
phim và tài liệu mà ekip thu thập được
trong hành trình làm phim ở Pháp? Và
có điều
gì bạn còn tiếc nuối?
Câu hỏi này khó quá! Tôi chỉ có thể
trả lời là chúng tôi đã làm hết khả năng
của mình, còn lại để khán giả đánh giá.
Điều tiếc nuối nhất là chúng tôi chưa có
đủ thời gian để nghiên cứu hơn 8.000
trang tài liệu còn lại về Bác đang được
lưu trữ tại Pháp để có thể làm một bộ
phim nữa về hành trình sau này.
Xin cảm ơn bạn!
Hà Cẩm
(Thực hiện)
Ekip làm phim đã tiếp cận kho
hồ sơ tài liệu gốc về Chủ tịch
Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ
tại Lưu trữ Cảnh sát Pháp. Đây
là một góc độ khác biệt của
bộ phim.
Phỏng vấn nhà sử học Pháp Pierre Brocheux
Phỏng vấn nhà báo, nhà văn Pháp Madelaine Riffaud