50
VTV
Phía sau
Màn hình
Hơn 10 năm lên sóng,
Talk
Vietnam
là chương trình duy
nhất do Ban Truyền hình Đối
ngoại thực hiện được phát
sóng cả trên hai kênh VTV1 và
VTV4 và là chuyên mục
talkshow giữ sóng lâu nhất
trên Truyền hình Việt Nam.
BTV Lê Hoàng Linh - Phó
trưởng phòng Tiếng Anh bật
mí chuyện hậu trường thú vị
của chương trình và mùa
Talk
Vietnam
mới đang bắt đầu
khởi động.
Chắc hẳn ekip thực hiện đã có
những bí quyết riêng để tạo thương
hiệu cho chương trình?
Hành trình hơn 10 năm lên sóng cũng
là chừng ấy thời gian chúng tôi cố gắng
kiếm tìm những nhân vật, những câu
chuyện có ý nghĩa để chia sẻ với quý
vị khán giả. Thực ra, việc tìm kiếm này
cũng khá vất vả do đặc thù chương trình
là ngôn ngữ tiếng Anh và thời lượng dài.
Chúng tôi cũng luôn đề cao yếu tố mới lạ
trong các chương trình nên để “chọn mặt
gửi vàng” thì ekip cũng phải kiên nhẫn
kiếm tìm.
Ở mỗi nhân vật, chúng tôi đều tìm
cách khai thác những khía cạnh về cuộc
sống, công việc, những đóng góp của
họ theo một cách gần gũi và chân thành
nhất. Bản thân những người làm chương
trình cũng vào vai khán giả để xem mình
sẽ muốn được nghe điều gì từ họ. Có
lẽ vì thế mà các nhân vật cảm thấy rất
thoải mái khi tham gia
Talk Vietnam
: họ
có cơ hội bộc lộ suy nghĩ và tâm huyết,
từ đó toát lên thần thái cần có để kể câu
chuyện một cách hấp dẫn nhất. Ví dụ như
trong chương trình trò chuyện với Hoàng
tử William, dù ekip không có thời gian
được tiếp xúc từ trước, nhưng chúng tôi
đã đọc tất cả các tài liệu viết về Hoàng
tử và thiết kế câu hỏi sao cho Hoàng tử
luôn cảm thấy mình đang kể chuyện chứ
không phải trả lời phỏng vấn. Kết quả là
những câu chuyện rất đời thường của gia
đình Hoàng tử - điều ông ít khi chia sẻ,
đã được hàng loạt
tờ báo lớn trên thế
giới dẫn lại và lấy
nguồn là từ
Talk
Vietnam
của VTV.
Sau buổi ghi hình
dài 40 phút, Hoàng
tử cũng chia sẻ rằng
đây là cuộc nói
chuyện với truyền thông dài nhất và thoải
mái nhất từ trước đến giờ.
Là người tổ chức sản xuất,
Hoàng Linh có thể chia sẻ chuyện hậu
trường tiếp cận các khách mời, đặc biệt
là người nước ngoài?
Tiếp cận với khách mời luôn là điều
thú vị với những người tổ chức sản xuất
như chúng tôi, vì nó giống như đi lạc vào
một thế giới mới vậy. Nếu làm về vấn
đề cựu binh, chúng tôi phải tự trang bị
cho mình hàng loạt kiến thức về các trận
đánh, từ vựng về quân đội hay những
tâm tư, suy nghĩ thường có của những
người từng trải qua chiến tranh; làm về
âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển hoặc nhạc
đương đại, chúng tôi cũng phải tìm đọc
nhạc lí cơ bản, tìm hiểu kĩ về lịch sử và
các trường phái âm nhạc để hỏi cho đúng
và trúng. Rồi những chủ đề chuyên sâu
như nghiên cứu về lịch sử thuyền gỗ và
kĩ thuật đóng tàu Việt Nam, hay cách
chăm sóc người có
chứng CP (Cerebral
Palsy - tiếng Việt hay
gọi là “bại não”), hoặc
phân tích các bước để
làm sô-cô-la ngon hảo
hạng. Đó là chưa kể khi
nhân vật là nhà khoa
học đạt giải Nobel,
chúng tôi cũng “tự
Chúng tôi tâm niệm rằng, mình phải
thật hiểu và yêu nhân vật của mình
thì mới kể được chính xác và “có
chất” nhất câu chuyện của họ.
Được tiếp xúc với các nhân vật và
lan toả thông điệp của họ, bản thân
chúng tôi cũng được truyền cảm
hứng rất nhiều
Phía sau
mỗi nhân vật