Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

xung quanh. Có một điều tôi muốn chia

sẻ: mười mấy năm đồng hành cùng con,

tôi đã tìm đủ phương pháp có thể cho con

nhưng dù sao cũng chỉ cho con mà thôi.

Nhưng từ ngày mở trường, tôi như được

mở mang thêm kiến thức vì cần tìm hiểu

kĩ hơn, có cơ hội thực hành và biết cách

áp dụng vào từng trường hợp. Và cuối

cùng là tôi có thêm nhiều lựa chọn để dạy

thành công cho chính con trai. Phải chăng

đó thực sự là may mắn của mẹ con tôi?

Ước tính, Việt Nam có tới nửa triệu

trẻ em bị tự kỉ - một con số đáng báo

động, nhưng gia đình các em vẫn loay

hoay tự mò mẫm chữa trị cho con, h u

như không nhận được sự trợ giúp của xã

hội. Vậy theo chị biết, các quốc gia trên

thế giới thì như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực

hỗ trợ cho trẻ tự kỉ, tuy nhiên, không

phải tất cả đều thành công, đều có mặt

trái và mặt phải. Ví dụ: ở Hà Lan, cơ sở

vật chất tốt, tuy nhiên, do suy nghĩ đằng

nào xã hội cũng sẽ có chính sách cho các

con nên họ cũng không dạy hết sức có

thể. Còn Singapore thì lại rất quan tâm

Nghệ sĩ Nguyệt Thu sinh ra trong một gia đình nghệ thuật - bố là NGƯT Nguyễn

Văn Thưởng - người khai sinh bộ môn viola tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học

viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Chị đã thi đỗ và theo học tại Nga, tốt nghiệp

tại Tchaikovky - nhạc viện hàng đ u thế giới với tấm bằng đỏ và điểm 5+. Nghệ

sĩ Nguyệt Thu đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế cho môn đàn viola như giải

“Niềm Hi vọng” năm 1995 tại Nga; giải đặc biệt “Người chơi Bach hay nhất”

tại Isle of Man - Anh tháng 9/1997 và giải Nhì concour quốc tế tại Matxcova -

Nga tháng 12/1997... Chị đã tỏa sáng ở nước ngoài với cương vị là bè trưởng

Viola tại 7 dàn nhạc nổi tiếng khác nhau. Hiện chị là trưởng nhóm tứ

tấu Apaixonado quartet và dành tâm huyết cho ngôi trường mang tên

SFORA (Sunrise for Arts - đơn vị trực thuộc Viện khoa học và giáo dục

Đông Nam Á). Đây là trường đ u tiên ở Việt Nam sử dụng âm nhạc và

nghệ thuật để trị liệu chứng tự kỉ ở trẻ em.

NS Nguyệt Thu đang hướng dẫn trẻ tự kỉ thiền

muốn tiếng đàn của mình

và nhóm Apaixonado được

cất lên như cầu nối đến với

trái tim mọi người để chia

sẻ với họ về những đứa trẻ

thiệt thòi. 

đến việc học của trẻ vì họ quan niệm, con

người có thể tàn tật nhưng không thể là

phế nhân. Với nguyên tắc này, người tự kỉ

cần được hỗ trợ để phát triển tiềm năng,

tiền học phí rất cao, từ 1200 - 1500$ /1

tháng. Từ khi biết con mang chứng tự kỉ,

tôi học được cách ít chê trách xã hội hay

người xung quanh. Mỗi cá nhân nên cố

gắng hết sức mình cũng như học hỏi để

thay đổi nhận thức. Và khi ấy, tôi tin xã

hội sẽ có sự thay đổi.

Bất cứ công việc nào có sự đoàn kết thì

phần lớn đều rất thành công. Vì thế, tôi rất

cần xã hội thông cảm cho các gia đình có

trẻ mang chứng tự kỉ. Sự chia sẻ sẽ giúp

họ cởi mở hơn và lúc đó, điều kì diệu sẽ

đến với nhiều hi vọng mới cho tương lai. 

Mong có nhiều

mạnh thường quân

giúp trẻ tự kỉ

Được biết

,

nhân ngày 2/4 - Ngày

toàn c u ủng hộ người tự kỉ tới đây, chị

c ng nhóm tứ tấu Apaisonado sẽ có một

buổi biểu diễn tại Nhà hát Lớn nhằm gây

quỹ từ thiện trao 10 học bổng tài năng

dành cho trẻ tự kỉ có hoàn cảnh khó

khăn. Chị có thể chia sẻ đôi chút về

chương trình thiện nguyện này?

Là một nghệ sĩ từng đoạt nhiều giải

thưởng trong các kì thi quốc tế, tôi mong

Chương trình bao gồm những tác

phẩm cổ điển nổi tiếng cho viola và dàn

nhạc do tôi chơi. Có thêm sự bất ngờ của

Apaixonado quartet với phong cách mới

và chơi một tác phẩm lần đầu tiên ở Việt

Nam được chuyển soạn lại cho tứ tấu và

dàn nhạc dây. Tôi mong muốn, đây không

chỉ là một đêm nhạc thiện nguyện mà thực

sự là một đêm âm nhạc bác học có đẳng

cấp và hấp dẫn. Bên cạnh đó, sẽ có các

hoạt động bên lề như triển lãm và bán đấu

giá tranh của trẻ tự kỉ. Một điều đặc biệt,

sẽ có 1 bộ sưu tập thời trang từ tranh của

một bé tự kỉ. Số tiền thu được sẽ được

tặng cho 10 bé tự kỉ tài năng nhưng có

hoàn cảnh khó khăn.  

Rất nhiều gia đình có trẻ tự kỉ từ

các tỉnh thành đã tìm đến chị như một vị

cứu tinh, và hẳn trong số đó có nhiều hoàn

cảnh khó khăn?

Nếu để trợ giúp cho tất cả các hoàn

cảnh thì cần rất nhiều kinh phí, tôi mong

muốn sẽ có nhiều nghệ sĩ, các Mạnh

Thường Quân sẽ biết đến và hỗ trợ thêm

nhiều trẻ hơn.

Một phương pháp chữa tự kỉ mà

nghệ sĩ Nguyệt Thu đã áp dụng thành

công cho con trai của mình là d ng âm

nhạc, hội họa. Nhưng, dường như việc

đồng hành, sát cánh c ng con của các bậc

cha mẹ với tất cả tình thương yêu mới là

quan trọng?

Cần rất nhiều phương pháp để hỗ trợ

cho trẻ khác biệt này nên âm nhạc cũng

chỉ là một trong nhiều cách tôi dùng trị

liệu cho con. Và đúng như bản chất của

các con, tình yêu thương sẽ là chìa khoá

để mở cửa tâm hồn con trẻ.

S p tới đây, chị còn ấp ủ những dự

án nào dành cho trẻ tự kỉ?

Trong tháng 5 tới, tôi tổ chức một

chương trình giáo dục do nghệ sĩ nước

ngoài về diễn và cũng gây quỹ cho các tài

năng là trẻ tự kỉ. Tháng 6, tôi muốn mời

Giáo sư của trường đại học dạy về cách hỗ

trợ trẻ tự kỉ và cũng là người tự kỉ thành

công về nói chuyện. Tôi muốn làm nhiều

hơn nữa vì nụ cười của con trẻ đã làm

cuộc sống của tôi trở nên có giá trị hơn.

cẩm hà

(Thực hiện)