Previous Page  49 / 62 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 62 Next Page
Page Background

49

Trong quá trình làm phim, chúng tôi

đã vấp phải những rào cản còn tồn tại

trong tư duy, trong tiềm thức của con

người với lĩnh vực hiến tạng, những tình

tiết chạm đến bức tường vô hình trong

tâm tưởng của con người, đặc biệt là ở

một đất nước phương Đông như Việt

Nam. Đó là tư duy “bảo thân” từ Nho

giáo đã tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức

người Việt hàng nghìn năm, là quan niệm

tâm linh phải “toàn thây” khi sang thế

giới bên kia, và nỗi sợ vô hình: Sẽ thế

nào nếu chết đi mà thiếu bộ phận nào đó

trên cơ thể? Hay những nghi ngờ và định

kiến xã hội đối với một lĩnh vực không

mới nhưng chưa thật gần gũi với người

Việt Nam là hiến ghép tạng... Bộ phim

cũng chỉ ra những lí do, những “động cơ”

mà con người có thể tìm thấy cho nghĩa

cử hiến tạng từ quan điểm của các nhà

tâm linh, các chuyên gia y tế. Hiến tạng

cần được nhân lên như một phong trào

nhân đạo, mà động cơ duy nhất và lớn

nhất chính là tình người.

Ngoài rào cản tâm lí và tâm linh

mà anh vừa nói, trình độ y học liệu có

phải là một khó khăn với vấn đề ghép

tạng hiện nay?

Kĩ thuật hiến ghép tạng đã nằm trong

tầm tay của y học thế giới, bao gồm cả

Việt Nam. Tuy nhiên, dù y học có phát

triển đến đâu thì yếu tố quyết định thành

công của những ca ghép tạng nằm ở

nguồn mô tạng, bộ phận cơ thể được hiến

tự nguyện. Vì vậy, để giải bài toán khó

này, chúng ta cần tạo ra sự thay đổi trong

tư tưởng và đặc biệt cần sự định hướng

đúng đắn từ các chuyên gia tôn giáo. Làn

sóng đó chỉ chạm được đến trái tim con

người khi thể hiện được những giá trị

nhân văn trong câu chuyện của những

người hiến tạng. Đó không chỉ là câu

chuyện về cuộc sống của các bệnh nhân

sau khi ghép tạng, họ trân trọng cuộc

sống hơn rất nhiều, sự sống được hồi sinh

từ lòng nhân ái này với họ có giá trị vô

cùng thiêng liêng, cao đẹp; Với gia đình

những người đã hiến tạng, nỗi đau buồn

vẫn còn đó, nhưng đồng thời họ cảm thấy

tự hào và hạnh phúc khi biết một phần cơ

thể của người thân vẫn được tiếp tục ở

đâu đó trên thế gian này.

Tiếp tục sự sống sau khi chết

được xây dựng với hai tuyến nhân vật

cùng nhiều câu chuyện nhỏ rất rõ ràng.

Anh có thể giải thích để khán giả hiểu

rõ hơn về hai tuyến nhân vật này?

Phim có hai tuyến nhân vật được xây

dựng và liên kết với nhau để trả lời cho

hai câu hỏi lớn: Hiến tạng là gì và hiến

tạng có lợi ích thật sự với ai? Với bệnh

nhân, với ngành Y tế, với xã hội hay cả

với bản thân người hiến tặng? Chúng tôi

sử dụng câu chuyện của các nhân vật có

thật để trả lời cho các câu hỏi đó.

Ở tuyến thứ nhất, một nhân vật đại

diện cho tiếng nói của Tôn giáo sẽ nói

về ý nghĩa của hiến tạng và những quan

niệm của nhà Phật về việc khi mất đi phải

toàn thây hay nên biến cái mất đi của

mình thành cái được lớn lao cho đồng

loại, tạo phúc đức cho đời sau. Đặc biệt,

một nhà khoa học có nhiều tâm huyết và

trăn trở trong việc vận động, nhân rộng

phong trào hiến tạng cũng sẽ tham gia

chương trình. Đó chính là Bộ trưởng Bộ

Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - người đã

sáng lập Hội Vận động hiến tạng và cơ

thể người Việt Nam. Cá nhân bà cũng đã

đăng kí hiến tạng nhân đạo sau khi chết.

Ở tuyến thứ hai, chúng tôi sử dụng

câu chuyện về những người được cứu

sống từ các ca ghép tạng. Người thì được

ghép tạng từ người thân còn sống, người

lại được ghép tạng từ người hiến tạng

sau khi chết não… Câu chuyện về người

mẹ ở Lâm Đồng, khi con chết não đã

tình nguyện hiến tạng của con. Sự trao

tặng này đã cứu sống hai bệnh nhân suy

thận, một người suy gan, một người suy

tim, và mang lại đôi mắt sáng cho hai

người mù. Đó là câu chuyện tiêu biểu

không chỉ chạm vào cảm xúc mà còn lay

động trái tim của mọi khán giả. Trong bộ

phim, chúng tôi đã ghi lại những cuộc

gặp gỡ rất cảm động của đại diện gia đình

người cho và người được nhận, khiến

khán giả cũng sẽ rơi nước mắt khi xem.

Sau khi tiếp tục với các nhân vật

và có được rất nhiều câu chuyện cảm

động, anh muốn nhắn nhủ thêm?

Đó là thông điệp nhân văn về nghĩa

cử tận hiến. Với thông điệp đó, chúng tôi

mong muốn khơi gợi được tinh thần nhân

đạo trong xã hội, trong bản thân mỗi con

người. Khi mỗi người trong cộng đồng

cảm thấy chia sẻ là một nhu cầu, đặc biệt

chia sẻ sự sống là một niềm hạnh phúc,

niềm tự hào lớn lao; đó có thể sẽ là cảm

xúc của con người khi cầm trên tay chiếc

Thẻ Chứng nhận đăng kí hiến tạng trong

một tương lai không xa...

Bộ phim tài liệu

Tiếp tục sự sống

sau khi chết

lên sóng trên kênh VTV1

trong dịp kỉ niệm ngày thầy thuốc

Việt Nam 27/2.

Yến Trang

(Thực hiện)

Khi những rào cản tư tưởng được

phá vỡ, cuộc sống với đạo đức xã

hội được nhân lên, tinh thần nhân

đạo lan tỏa sẽ đưa chúng ta đến một

tương lai tươi sáng.

Nhà báo Tôn Nam (bìa phải) cùng các đồng nghiệp tại bệnh viện Việt Đức