Previous Page  25 / 62 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 62 Next Page
Page Background

25

như: gấu, rắn, kì đà... Nhà sản xuất và

bộ đôi đạo diễn Khương Ngọc, Ngọc

Hùng đã dành 9 tháng thực hiện hậu kì

bằng công nghệ 3D. Khó khăn nhất vẫn

là thiết kế chú gấu như thật. Đối với các

chuyên gia kĩ xảo thì vẽ những con vật

có lông khó nhất vì phải trau chuốt từng

chuyển động của sợi lông. So với quái

vật Cự Yết Tinh, một sản phẩm tưởng

tượng thì rắn, kì đà, gấu khó thực hiện

hơn vì đây là những con vật quen thuộc

ngoài đời nên dễ có sự so sánh. Chú Gấu

được vẽ bằng công nghệ vi tính phải mất

tới 9 tháng mới có thể hoàn thành. Từ

khung xương cho đến từng sợi lông hay

cử chỉ của chú gấu đều rất sống động

và mượt mà. Hãng BlueR Production

đã xử lí từng chi tiết trên cơ thể và hành

động nhỏ nhất của nhân vật đặc biệt

này để có thể tạo ra hình ảnh chân thật

nhất cho người xem. Chính vì dùng kĩ

xảo nên các diễn viên phải tập dượt kĩ

lưỡng trước khi quay với diễn viên “ảo”.

Khi thực hiện hậu kì thì các kĩ xảo cũng

được thực hiện tỉ mỉ, khớp với diễn xuất

của diễn viên...

Kĩ xảo cứu đoàn phim

Tấm Cám - Chuyện chưa kể

mang

lại những khuôn hình lung linh, sống

động không thua kém nhiều phim bom

tấn của Hollywood. Điều đặc biệt là

toàn bộ phần kĩ xảo đều do ekip 100%

là người Việt thực hiện. Từ sau thành

công của phim

Ngày nảy ngày nay

, Ngô

Thanh Vân tiếp tục tin tưởng giao đứa

con tinh thần của mình cho nhóm kĩ

xảo Cyclo. Họ đã sử dụng công nghệ

CGI (Computer-generated imagery, tức

công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng

máy tính). Đây là ứng dụng đồ họa máy

tính nhằm chỉnh sửa hoặc tạo mới hình

ảnh trong nghệ thuật, phim ảnh, chương

trình truyền hình, sản phẩm thương mại

trên truyền hình và nhiều lĩnh vực khác.

Công nghệ CGI hiện đang được ưa

chuộng nhất trong ngành sản xuất phim

ảnh thế giới bởi tính tiện dụng, sáng tạo

và hiệu quả. Kĩ thuật này cho phép các

đoàn làm phim có thể tái hiện những

pha hành động nghẹt thở, những trận

chiến hoành tráng, những con vật sống

động… hoàn toàn từ máy vi tính. Công

nghệ làm phim tiên tiến này đã giúp trí

tưởng tượng của con người bay xa hơn,

cảm nhận thế giới kì ảo bằng hình

ảnh sống động.

Ngô Thanh Vân được tiếp

cận xu hướng làm phim hiện

đại của thế giới nên cô luôn

khao khát thực hiện những tác

phẩm thần thoại giả tưởng.

Đặc biệt, cô luôn tin tưởng

khả năng của người Việt

trẻ làm phim nên dành hẳn

thời gian 9 tháng làm hậu

kì để ekip gồm 50 người

có thời gian thỏa sức

sáng tạo. Nhờ vậy,

Tấm

Cám - Chuyện chưa kể

ra mắt khán giả trong

diện mạo mới, cô Tấm đi

trẩy hội xinh đẹp chưa

từng thấy. Chiếc áo kĩ xảo đã tăng thêm

phần huyền ảo cho câu chuyện cổ tích

được mỗi người Việt Nam yêu thích.

Non nước Ninh Bình vốn đã đẹp nao

lòng nay càng hùng vĩ hơn khi được các

chuyên gia công nghệ phù phép.

Công nghệ CGI còn giúp đoàn phim

Tấm Cám - Chuyện chưa kể

tiết kiệm

được nhiều kinh phí. Dù mức đầu tư

20 tỉ của bộ phim là khá cao so với mặt

bằng làm phim Việt hiện nay nhưng đến

những ngày cuối cùng thì kinh phí cũng

cạn. Nhà sản xuất chỉ cho đạo diễn Ngô

Thanh Vân 30 người lính chia làm hai

phe và một con ngựa khi quay đại cảnh

chiến đấu. Vì thế, đạo diễn phải nhờ

nhóm kĩ xảo 3D “nhân bản” binh lính và

ngựa để có được những hình ảnh hoành

tráng như trên phim.

L.P