Table of Contents Table of Contents
Previous Page  9 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 9 / 92 Next Page
Page Background

9

Việc sản xuất phim sitcom có chi

phí thấp hơn phim truyền hình vì đầu

tư về bối cảnh, số lượng diễn viên

không quá cầu kì nên là một trong

những ưu điểm khiến nhiều đoàn phim

đua nhau ra đời. Thế nhưng, nếu

không có sự đầu tư đàng hoàng,

nghiêm túc thì những bộ phim có chất

lượng kém sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Những phim có một bối cảnh duy nhất

trong phim trường kín (

Tám công sở,

Hiến tài hái tiền…

), hoặc một khu vực

nhỏ (

Xóm trọ nghệ sĩ

)… lại có số

lượng tập phim khá cao bởi hấp dẫn

khán giả từ chính nội dung và diễn

xuất của diễn viên. Ngoài những chủ

đề quen thuộc của sitcom là gia đình,

làng xóm như phim

Gia đình vui nhộn,

Café Tám

(VTV8),

Gia đình hết sảy,

Em chưa muốn lấy chồng, Nhạc phụ

lắm chiêu, Café tử tế…

(VTV9) thì các

phim gần đây mở rộng nội dung như

cuộc đời của những người làm nghệ

thuật (

Xóm trọ nghệ sĩ

, VTV9), kế

hoạch làm giàu (Hiến tài hái tiền,

VTV9), văn hóa công sở (

Tám công

sở

, VTV9), nghề báo (

Biệt đội tất tần

tật

, VTV9), người trẻ lập nghiệp (

Xin

chào ông chủ

, VTV9)… Nhiều vấn đề

trong cuộc sống đời thường dù ở chủ

đề nào vẫn được chuyển tải theo

hướng chân thật và hài hước phù hợp

với tâm lí của khán giả Nam, Trung Bộ

theo đúng tinh thần của phim sitcom.

Các chủ đề này được nhà sản xuất

thực hiện dựa theo khảo sát về nhu

cầu thưởng thức nghệ thuật của khán

giả. Với khu vực phủ sóng của VTV9 là

khu vực phía Nam có rất nhiều thành

phố lớn, khu công nghiệp nên các chủ

đề gắn bó thiết thực với lực lượng lao

động trẻ như công nhân, viên chức

mới lập nghiệp… là chủ đề không thể

thiếu. Các phim sitcom chuyên về vấn

đề kinh doanh như:

Xin chào ông chủ,

Hiến tài hái tiền

… tập trung phản ánh

những hình thức kinh doanh hiện nay,

phê phán kiểu làm ăn gian dối và phân

tích, gợi mở những cách làm ăn mới

mẻ, khoa học, đúng luật để đạt đến

thành công. Chủ đề này cũng được

chuyển tải qua câu chuyện của nhân

vật Tiến sĩ trong phim

Em chưa muốn

lấy chồng.

Đây là người ôm mộng làm

giàu nhưng thường có những sáng kiến

lạ lùng. Trong khi đó, mẹ của anh lại cho

rằng muốn đổi đời thì phải can thiệp

bằng phẫu thuật thẩm mĩ để thay đổi số

mệnh… Ngoài ra, ước mơ về nghề

nghiệp cũng được thể hiện khá gần gũi

qua câu chuyện của

Xóm trọ nghệ sĩ

.

Chọn khu xóm trọ nghèo với những

người làm công việc liên quan đến nghệ

thuật, đạo diễn Đình Toàn đã khéo léo

đưa vào nhiều lát cắt về góc khuất trong

cuộc sống, tâm lí của các nghệ sĩ. Để

gắn bó được với công việc tưởng chừng

vinh quang này, họ phải trải qua nhiều

nghịch cảnh với mong muốn bám trụ,

thăng hoa cùng nghệ thuật.

Thời lượng các tập phim khoảng

dưới 10 phút ở các khung giờ trưa,

chiều, tối phù hợp với lịch nghỉ ngơi

của khán giả. Sau những lúc lao động

mệt mỏi, họ có thể xem một tập phim

ngắn để thư giãn rồi tiếp tục quay trở

về với guồng quay công việc. Những

bộ phim có thời lượng dài hơn (khoảng

20 - 25 phút) được xếp vào khung giờ

cuối tuần như (

Em chưa muốn lấy

chồng

18h45 thứ Sáu hàng tuần trên

VTV9).

Với những đặc trưng nổi bật của

thể loại, cộng với cách làm sáng tạo,

chuyên nghiệp của ekip sản xuất nên

sitcom đã trở thành món ăn tinh thần

không thể thiếu với nhiều khán giả.

Phim sitcom không chỉ được phát sóng

trong những khung giờ hợp lí theo

nghiên cứu kĩ lưỡng của bộ phận biên

tập các kênh mà còn phù hợp với nhu

cầu xem truyền hình trên những nền

tảng số đang thịnh hành hiện nay.

NHỮNG GƯƠNG MẶT LẠ MÀ QUEN

Sự lớn mạnh của phim sitcom đã

tạo cơ hội cho rất nhiều nghệ sĩ trẻ

như: Huỳnh Lập, Don Nguyễn, Gia

Bảo… và gần đây là Phương Lan, Trà

Ngọc, Lê Lộc, Hồ Bích Trâm, Thúy

Ngân… Họ không chỉ có cơ hội trau

dồi nghề nghiệp thường xuyên, thu

nhập ổn định mà còn đến gần hơn với

khán giả thông qua những bộ phim kéo

dài suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều

năm trên sóng truyền hình. Các vai

diễn hài hước đã giúp nhiều nghệ sĩ trẻ

lọt vào mắt xanh của các nhà sản xuất

và có cơ hội phát triển thành diễn viên

hài ở các dự án lớn hơn sau này. Bên

cạnh đó, sitcom còn là nơi thử sức cho

nhiều nghệ sĩ đến từ lĩnh vực khác

như: âm nhạc, dẫn chương trình,

người mẫu, các cuộc thi nhan sắc…

Tuy vậy, thời gian gần đây phim

sitcom không chỉ là sân chơi của

những gương mặt trẻ hay những nghệ

sĩ tay ngang mà còn có sự xuất hiện

của rất nhiều diễn viên nổi tiếng, thực

lực như: Hồng Vân (

Gia đình hết sảy

),

Thanh Thủy (

Tám công sở, Gia đình

hết sảy

), Hữu Châu (

Nhạc phụ lắm

chiêu

), Ngọc Lan, Huy Khánh (

Em

chưa muốn lấy chồng

)… Sự góp mặt

của những nghệ sĩ nghiêm túc với

nghề cho thấy chất lượng của sitcom

ngày càng được nâng cao. Bởi vì các

nghệ sĩ này đều là những người có

kinh nghiệm làm việc lâu năm và luôn

nỗ lực trong công việc nên sự xuất

hiện của họ là sự bảo chứng cho nội

dung của bộ phim. Bên cạnh đội ngũ

biên tập, đạo diễn, sản xuất nhanh

nhạy thì các nghệ sĩ có nghề cũng có

nhiều góp ý đáng quý và thiết thực cho

nhân vật của bản thân mình cũng như

đường dây kịch bản để tác phẩm hoàn

thiện hơn khi đến với công chúng. Diễn

viên Huy Khánh, một trong những

gương mặt ăn khách ở lĩnh vực điện

ảnh chia sẻ: “Sitcom là dạng phim

ngắn cần truyền tải thông điệp nhanh

và thường thu tiếng trực tiếp nên đòi

hỏi diễn viên phải có kinh nghiệm diễn

xuất cũng như đài từ tốt để nhập tâm

vào tình huống nhanh. Những bộ phim

sitcom có kịch bản tốt, nhóm sản xuất

chuyên nghiệp chính là điều kiện tốt để

diễn viên vẫn có thể sống với nghề

trong khi chờ đợi những dự án lớn”.

Một yếu tố khác khiến sitcom được

nhiều nghệ sĩ ưu ái là thời gian quay

phim ngắn, địa điểm thường cố định.

Các bộ phim thường quay theo từng

đợt và có quãng nghỉ giữa chừng dài

nên đảm bảo nhịp độ công việc đều

đặn mà cũng không ảnh hưởng đến

những dự án khác của nghệ sĩ.

PHƯƠNG PHƯƠNG