Table of Contents Table of Contents
Previous Page  10 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 10 / 92 Next Page
Page Background

10

CHƯƠNG TRÌNH MỚI

H

ành trình đi tìm câu trả lời sẽ đi qua

các chặng đường của những người

làm báo. Bắt đầu từ những hiện vật thời

chiến đang được trưng bày tại Bảo tàng

thành phố Đà Nẵng. Trong đó, có cả các

hiện vật của những nhà báo đã hi sinh tại

chiến trường khu V như: cây bút, máy

chụp hình bằng phim. Khán giả sẽ được

nghe câu chuyện về nhà báo - nhà thơ

Nguyễn Mỹ hi sinh ở Nam Trà My, Quảng

Nam. Mộ của ông được các đồng đội

khắc bài thơ

Cuộc chia li màu đỏ

. Và đến

tận bây giờ, những cuộc tìm kiếm mộ

của các nhà báo - liệt sĩ của Thông tấn

xã Việt Nam vẫn chưa dừng lại.

Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu

quả của nó để lại thì vẫn còn đó và vẫn

còn có những góc khuất chưa được

làm sáng tỏ. Những nhà báo trong thời

bình hiện nay vẫn miệt mài tìm kiếm sự

thật. Nhà báo - đạo diễn Đoàn Hồng

Lê cho biết, trong một Liên hoan phim

tại Hàn Quốc năm 2016, chị gặp rất

nhiều bạn trẻ người Hàn, khi biết chị là

nhà làm phim đến từ Việt Nam đã hỏi

rằng “Người Việt Nam ngày nay nghĩ

gì về những gì về lính Đại Hàn đã gây

ra ở Việt Nam”. Thậm chí, Chủ tịch

LHP trẻ em Busan khi gặp chị cũng đã

cúi đầu thật thấp để xin lỗi vì những gì

lính Đại Hàn đã làm trong chiến tranh

xâm lược Việt Nam. Điều đó khiến đạo

diễn Đoàn Hồng Lê ngạc nhiên và bắt

đầu tìm hiểu, đó cũng là lí do chị thực

hiện bộ phim

Thành thật xin lỗi Việt

Nam

. Bộ phim đã góp phần nói lên sự

thật về những cuộc thảm sát dân

thường, chủ yếu là người già, phụ nữ,

trẻ em do sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ,

Bạch Mã, lữ đoàn thuỷ chiến Rồng

Xanh của Đại Hàn gây ra trong chiến

tranh năm xưa. Hơn 43 vụ thảm sát

đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực

hiện tại Việt Nam đã được ghi nhận,

trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100

người ở các tỉnh Bình Định, Quảng

Nam, Quảng Ngãi trong những năm

1965 - 1968.

Thành thật xin lỗi Việt

Nam

đã được phát sóng tại Hàn Quốc

và được khán giả nơi đây đón nhận

một cách đầy trân trọng. Trong chương

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ MẠNG XÃ

HỘI, BẤT CỨ AI CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐĂNG TIN, TRUYỀN TIN…

CHỨ KHÔNG CHỈ LÀ NHÀ BÁO. THẬM CHÍ, NHỮNG “NHÀ BÁO CÔNG DÂN”

CÒN ĐƯA TIN NHANH NHẠY VÀ SINH ĐỘNG HƠN CẢ CÁC NHÀ BÁO CHÍNH

THỐNG. VẬY NGHỀ BÁO VÀ NHÀ BÁO TỒN TẠI VÌ ĐIỀU GÌ? CHƯƠNG TRÌNH

TRÁI TIM VÀ NGỌN LỬA

SẼ ĐƯA KHÁN GIẢ ĐI TÌM CÂU TRẢ LỜI.

Trái tim và ngọn lửa

TIẾP LỬA CHO

NHỮNG NGƯỜI LÀM BÁO

Các nhà báo không quản ngại khó khăn để tìm kiếm sự thật