87
trước, lực ném hơi mạnh để đồng xu
kêu leng keng - số tiền to nhỏ không
quan trọng. Nhiều người Nhật tin rằng
đồng xu 5 yên sẽ tăng cơ hội đem lại
may mắn. Tiếp đó là rung chuông 2
hoặc 3 lần để báo hiệu với các vị thần
sự hiện diện của mình. Cúi thấp người
hai lần (tạo thành góc 90 độ), vỗ tay hai
lần, tay trái hơi nghiêng về phía trước
một chút. Sau tất cả mới bắt đầu cầu
khấn và không quên cảm ơn các vị
thần, cúi sâu một lần nữa. Hàng trăm
người, trật tự, xếp nhiều hàng dài
trước sân đền chờ đến lượt hành lễ.
Sau phần tâm linh, chúng tôi háo hức
được bước đi dưới hàng ngàn chiếc
cổng Torii thì anh chàng hướng dẫn
viên người Nhật chỉ tay về phía tượng
một con cáo và giải thích, theo truyền
thuyết của người Nhật, con cáo được
xem là linh vật của nữ thần Inari. Lúc
này chúng tôi mới để ý xung quanh
khu vực đền Fushimi Inari có rất nhiều
tượng cáo được tạc khắc tỉ mỉ, có
nhiều hình dáng cũng như kích cỡ
khác nhau. Tiêu biểu có tượng cáo
gặm chiếc chìa khóa, cổ viền đỏ;
tượng cáo thè lưỡi; đài phun nước
hình con cáo và cả điện thờ cáo. Sở
dĩ các bức tượng cáo thường ngậm
một chiếc chìa khóa trong miệng là để
mở kho lúa gạo hoặc viên ngọc tượng
trưng cho linh hồn của thần linh. Bên
cạnh cổng đền còn có nhiều hàng ăn
vặt với các món ăn truyền thống phục
vụ du khách. Các nhà hàng đều cung
cấp món đậu hũ chiên nổi tiếng, được
cho là món ăn ưa thích của loài cáo.
Ngoài ra còn có món ăn bạn không
thể nào bỏ lỡ ở đây, đó chính là Mỳ
Cáo (Kitsune Udon) với sự kết hợp
hòa quyện cùng hương vị aburaage
độc đáo.
Chúng tôi cũng như khá nhiều du
khách không thể quên được kỉ niệm
bước đi trong đoàn người đông như
trảy hội dưới những cổng Torii dựng
san sát nhau dẫn lên đỉnh núi thiêng
Inari. Cổng Torii rất đơn giản, được
sơn màu đỏ cam bắt mắt, trên 2 trụ cột
có những dòng chữ khắc tên của các
nhà hảo tâm đã đóng góp xây dựng
đền. Cấu trúc cơ bản của cổng Torii
gồm có 2 cột hashira và kasagi, 2
thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh
lần lượt là kasaghi và shimaghi, phía
dưới nữa là 1 thanh ngang nuki. Đơn
giản là vậy, và dường như chỉ khác
nhau về kích thước, thế nhưng tại Nhật
có hơn 20 phong cách Torii khác nhau
với kiểu dáng khác biệt, mà để ý kĩ mới
có thể thấy. Khi hàng nghìn cổng Torii
được dựng sát cạnh nhau cảm giác
bạn đang đi bên dưới một chiếc cầu
gỗ. Chiếc cầu đỏ ngoằn ngoèo trên
con đường mòn dẫn lên đỉnh núi, mà
chẳng có ai đi trên mặt cầu cả. Đi hết
những cổng Torii lớn tầm vài trăm mét
lại bước vào loạt cổng Torii nhỏ hơn,
lúc này con đường thu hẹp lại, nhiều
du khách lách ra khỏi cổng và đi, đứng,
ngồi dọc hai bên, vừa ngắm cảnh vừa
trò chuyện.
Được biết, mùa thu là mùa đẹp nhất
để đến với đền Fushimi Inari. Trong
cảnh sắc rực rỡ của mênh mông lá
vàng, lá đỏ, hàng nghìn cổng Torii càng
được tôn lên vẻ đẹp huyền bí, lạ lẫm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mùa
xuân - mùa hoa nở rộ làm thời điểm
cho chuyến đi du lịch của mình. Vào
ngày Hatsu-uma trong tháng Hai -
tương truyền là thời điểm thần Shinto
xuống Inari, sẽ có nghi lễ Hatsu-uma-
mode (nghi lễ cầu phúc). Những người
tham gia sẽ được phát một nhánh
tuyết tùng nhỏ hay bùa hộ mệnh giúp
kinh doanh thịnh vượng, người thân
trong gia đình hòa hợp. Từ ngày
Shinkosai (ngày Chủ nhật gần ngày
20/4 nhất) đến ngày Kankosai (ngày
3/5), lễ hội Inari-matsuri được tổ chức,
lưu truyền từ thời Heian. Lễ hội này
diễn ra hoạt động rước kiệu với 5 chiếc
kiệu được khiêng vòng quanh khu đền
thờ, vòng qua các nhà dân.
Đền Fushimi Inari hoàn toàn miễn
phí du khách vào tham quan cả ngày
lẫn đêm. Tuy nhiên, nếu ai đó muốn
mua cho mình những tấm bùa hộ
mệnh thì phải đến đây trong thời gian
từ 7h sáng đến 18h chiều. Và nếu
muốn tham gia buổi lễ cầu bình an thì
hãy đến cầu nguyện trong khung giờ
từ 8h30 đến 16h30.
MAI CHI
Nhiều du khách rẽ sang con đường mòn bên ngoài để ngắm cảnh
Du khách diện Kimono vãn cảnh đền
Trên hai trụ cột mỗi cổng đều in tên của nhà
hảo tâm đóng góp xây dựng đền
Du khách ngồi nghỉ bên ngoài