86
F
ushimi Inari là ngôi đền chính trong
hệ thống 32.000 đền thờ thần Inari
trên khắp Nhật Bản. Đền được xây
dựng vào năm 711 dưới sự bảo trợ
của triều đình.
Trong tín ngưỡng của
người Nhật thì cổng Torii đóng vai trò rất
quan trọng, tượng trưng cho một mốc
thời gian chuyển tiếp giữa thế giới phàm
trần và cõi linh thiêng, hay nói một cách
khác, đây chính là cửa ngõ đi vào thế
giới của thần linh. Vì thế, cổng đỏ Torii
lần lượt được dựng lên, đến bây giờ đã
lên đến hơn 1.000 cổng, trở thành một
nét đặc trưng rất riêng của ngôi đền
Fushimi Inari huyền thoại. Mỗi chiếc
cổng đều khắc tên của những nhà hảo
tâm đã đóng góp và xây dựng đền, giá trị
lên tới hàng trăm nghìn yên, những cổng
lớn hơn thì đến hàng triệu yên.
Khi tới Fushimi Inari, theo đúng
nghi lễ, chúng tôi khẽ cúi đầu trước khi
bước vào cánh cổng Torii chính, đi bộ
bên lề đường để vào đền chứ không đi
ở giữa bởi người Nhật quan niệm,
phần giữa con đường và cổng Torii là
dành cho các vị thần, không phải cho
con người. Trên đường vào đền,
chúng tôi ghé vào một mái che nhỏ
với một bể nước (được gọi là chozuya).
Tại đây, mọi người cần làm sạch cơ
thể trước khi bước vào điện thờ chính
bằng cách múc một gáo nước đổ vào
tay trái, sau đó đổ vào tay phải. Tiếp
theo, làm sạch miệng bằng cách
chuyển lại gáo nước sang tay phải và
đổ một chút nước vào tay trái, uống
một ngụm rồi súc nhẹ - không uống
nước trực tiếp từ gáo nước. Cuối
cùng, giữ gáo nước thẳng đứng để
nước còn lại trong gáo chảy xuống
phía tay cầm và làm sạch tay cầm.
Bước tới đền chính, chúng tôi hòa
vào dòng người đang xếp hàng cầu
khấn. Ai cũng thành kính lần lượt làm
các nghi lễ giống nhau. Ban đầu là cúi
nhẹ chào các vị thần rồi nhẹ nhàng bỏ
một đồng xu vào trong chiếc hộp phía
NGÔI ĐỀN NGÀN CỔNG
ĐỀN THỜ FUSHIMI INARI NẰM TRÊN NÚI THIÊNG INARI LÀ MỘT ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ
QUA KHI BẠN TỚI CỐ ĐÔ KYOTO - NHẬT BẢN. ĐIỀU ĐẶC BIỆT THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LÀ
NGÔI ĐỀN KHÔNG CÓ MỘT HOẶC HAI CỔNG NHƯ THƯỜNG THẤY MÀ CÓ TỚI HÀNG
NGÀN CỔNG TORII SƠN ĐỎ VÔ CÙNG ĐỘC ĐÁO.
Cổng chính dẫn vào đền Fushimi Inari
Tượng cáo ở hai bên lối vào đền
Tượng cáo có nhiều trong khuôn viên đền
DU LỊCH