31
W.Shakespeare, từ gần 30 năm trước,
Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng và trình
diễn rất thành công các vở
Romeo v
à
Juliet, Hamlet, Othello
và
Macbeth
tại
sân khấu trong nước và tham dự các liên
hoan quốc tế lớn. Những vở diễn kinh
điển này đã góp phần hình thành nên
phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Nhà
hát Tuổi trẻ ngày nay, đồng thời chắp
cánh cho các tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng
một thời gắn liền với kí ức của nhiều thế
hệ khán giả cả nước: NSƯT Chí Trung,
NSND Lê Khanh, NSND Minh Hằng,
NSND Lan Hương, NSNDAnh Tú, NSƯT
Đức Hải…
Mới đây, một số buổi công diễn vở
Romeo và Juliet
do nữ đạo diễn người
Áo Beverly Blankenship hợp tác dàn
dựng cùng Nhà hát Tuổi trẻ, đặc biệt thu
hút sự chú ý của khán giả bởi chất kịch
kinh điển nhưng vẫn thấm đẫm hơi thở
thời đại. Nữ đạo diễn Beverly Blankenship
từng tham gia giảng dạy tại Hà Nội trong
một dự án sân khấu vào năm 2010. Bị
cuốn hút và chinh phục bởi đời sống sân
khấu sôi động tại Việt Nam, cô đã trở lại
giảng dạy tại Đại học Sân khấu và Điện
ảnh Hà Nội, tổ chức những hoạt động
giao lưu giữa các nghệ sĩ, giảng viên và
sinh viên chuyên ngành nghệ thuật của
Việt Nam tới thăm Đại học Âm nhạc và
Nghệ thuật Sân khấu Vienna – Áo
(MDW). Từ cơ duyên này và với khát
vọng luôn cập nhật những xu hướng
phát triển của sân khấu thế giới để gửi
đến khán giả Việt Nam, Beverly
Blankenship và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi
trẻ đã chia sẻ những say mê và ý tưởng
chung trong việc dàn dựng kịch bản
Romeo và Juliet
với một bản diễn hoàn
toàn mới lạ, tràn đầy năng lượng và nhịp
điệu thời đại.
Với
Romeo và Juliet
, Nhà hát Tuổi trẻ
mong muốn làm mới thiên tình sử vĩ đại
để một lần nữa giới thiệu tới khán giả
mọi lứa tuổi câu chuyện tình đẫm lệ và
mãnh liệt nhất của mọi thời đại. Tuy
nhiên, việc dàn dựng một kịch bản vốn
đã vô cùng quen thuộc với khán giả toàn
thế giới trở thành một vở diễn hấp dẫn là
một thách thức không nhỏ đối với bất kì
nhà hát nào, nhất là với một vở diễn đã
từng thành danh tại Nhà hát Tuổi trẻ lại
càng khó khăn bội phần.
Để vượt qua chính mình và góp phần
tôn vinh những giá trị vĩnh hằng của
nhân loại thông qua
Romeo và Juliet
,
đạo diễn Beverly Blankenship đã mạnh
dạn tối giản hóa sân khấu, chỉ với hai
bục bệ bị cách chia, biểu tượng cho sự
hận thù, đoạn tuyệt của hai dòng
họ. Ngoài ra, vở kịch cũng không sử
dụng âm nhạc từ băng đĩa làm nhạc nền
mà hoàn toàn diễn trên nền nhạc sống
được nghệ sĩ Anh Dũng trình diễn với
trống cùng bộ gõ. Việc xuất hiện nghệ sĩ
chơi nhạc ngay trên sân khấu đã kích
thích nhiều hơn những rung cảm của
khán giả. Đây là điều mới mẻ với sân
khấu Việt bởi các vở kịch vẫn chủ yếu sử
dụng nhạc là các bản thu âm sẵn. Ngoài
ra, một xu hướng sân khấu đương đại
nữa cũng được đạo diễn mang vào vở
kịch này, đó là các diễn viên cùng lúc
đảm nhiệm nhiều vai diễn trong một vở
kịch, đã đem đến không ít sự ngạc nhiên,
thích thú cho khán giả. Đặc biệt, với bản
diễn này, Nhà hát Tuổi trẻ còn sử dụng
phụ đề tiếng Anh để phục vụ các khán
giả là người nước ngoài yêu thích kịch
kinh điển.
Trước đó, tháng 10/2019, dự án dàn
dựng và sân khấu hóa tác phẩm
Truyện
Kiều
của đại thi hào Nguyễn Du do Viện
Goethe Hà Nội khởi xướng, hợp tác
cùng Nhà hát Tuổi trẻ với tên gọi
Nàng
Kiều
đã có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ
trong đời sống sân khấu tại Hà Nội và
TP.HồChí Minh. Cũng với thủ pháp dàn
nhạc chơi ngay trên sân khấu kịch cùng
diễn viên đã khiến các khán giả theo dõi
vở diễn vô cùng thích thú với những thể
nghiệm mới này, góp phần đem đến
thành công vang dội cho dự án. Qua
Romeo và Juliet
hay
Nàng Kiều
, có thể
thấy những thể nghiệm mới mẻ trong
sân khấu kịch kinh điển là vô cùng cần
thiết nhằm mang hơi thở thời đại đến với
các tác phẩm kinh điển, đồng thời kéo
khán giả trở lại với sân khấu trong bối
cảnh nở rộ các loại hình giải trí.
DIỆP CHI