Table of Contents Table of Contents
Previous Page  37 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 37 / 92 Next Page
Page Background

37

châu Á xuất sắc 1998 - 1999 tại Trại

sáng tác Vermon (Mỹ). Tác phẩm của

ông được lưu giữ trong nhiều bảo tàng,

bộ sưu tập tại Nhật Bản, Canada,

Australia và Mỹ. Phần lớn các tác phẩm

của ông là sơn mài khổ to. Say mê

phương Ðông, họa sĩ Trịnh Quốc Chiến

thể nghiệm hàng loạt tranh trừu tượng

có hình tứ được gợi ý từ các chữ tượng

hình và chữ bùa có tính ma thuật. Ở các

tranh vẽ đề tài Phật, họa sĩ không quan

tâm đến tính linh thiêng mà thường đặt

hình tượng trong không gian hoa lá, cây

cỏ với tất cả sự ngẫu nhiên hứng thú.

Mỗi bức tranh của Trịnh Quốc Chiến

dường như ẩn chứa một bí mật. Không

đơn giản là một mặt phẳng, không gian

của bức tranh được chia cắt, phân

mảnh, cô lập thành những vùng khác

biệt. Có thể dễ dàng nhận ra một vài

hình vẽ, mô tuýp, họa

tiết trong bất kì nơi nào

của tác phẩm: Phật bà,

bàn tay, thủ ấn, hoa

sen, chuông, hạt châu,

mặt người… Tập hợp

lại, chúng trở nên bí

hiểm và phức tạp như

một hệ thống kí hiệu

chưa giải mã. Với họa

sĩ, từng bức tranh là

một hành trình đơn

độc, tự vấn, tâm sự, ý

thức để tìm lại chính

mình trong hồn phách

xưa cũ ở những miền

tâm thức xa xôi nhất.

Hiếm có một phong

cách sơn mài sang

trọng, hùng hồn trong

sự trầm mặc, hấp dẫn

bí ẩn như vậy.

Là một bậc thầy cự phách của chất

liệu sơn mài truyền thống, họa sĩ Trịnh

Quốc Chiến đã vượt xa khỏi những ảnh

hưởng của tiền bối để cất tiếng nói trầm

mặc và bình thản của riêng mình. Tranh

của ông có mặt ở nhiều triển lãm quan

trọng tại San Francisco, New York,

Miami (Mỹ), Bắc Kinh, Hong Kong

(Trung Quốc), Thái Lan, và nhiều nơi tại

Việt Nam. Trong đó có thể kể đến triển

lãm cá nhân

Bố cục trên tranh sơn mài

và tranh giấy của Trịnh Quốc Chiến

tại

Tác phẩm Cá đùa dưới trăng

Tác phẩm Hoa sen nở

Mỹ thuật Denise Bibro, New

York, Mỹ; Triển lãm nhóm:

Truyền thống và đổi thay: Mỹ

thuật Việt Nam ngày nay

tại

Tổng lãnh sự quán của Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

tại San Francisco, tòa thị chính

San Francisco, Mỹ; Triển lãm

Yên bình

tại Mỹ thuật Denise

Bibro, New York, Mỹ; Triển lãm

Những bàn tay Phật

tại Mỹ

thuật Denise Bibro, New York,

Mỹ; Triển lãm quốc tế châu Á

tại Bangkok, Thái Lan; Triển

lãm cá nhân tại Trung tâm triển

lãm của hội Mỹ thuật Việt Nam.

Các tác phẩm của họa sĩ

Trịnh Quốc Chiến được người

xem trong nước cũng như

quốc tế khá thích thú như bức

Bà mẹ vĩ đại, Đức Phật ngủ, Tam thế

hay

Cá đùa dưới trăng

… Theo họa sĩ,

khi vẽ các tác phẩm này, ông tôn vinh

đức Phật, tôn vinh phụ nữ, tôn vinh cái

đẹp, bởi từ đây sản sinh ra một nguồn

sống mới. Họa sĩ Trịnh Quốc Chiến cho

biết: “Hội họa luôn muốn tìm đến bản

thể của chính mình. Tôi cũng như tất cả

họa sĩ đều tự trang bị hành trang để sẵn

sàng bước đi trên một con đường đơn

độc, đó là con đường riêng trong nghệ

thuật, bằng cảm thức, lí trí và cả thái độ

đối với cuộc sống. Qua các tác phẩm,

tôi mong muốn mọi người có thể chia

sẻ, đồng cảm và chiêm nghiệm được

điều gì đó về cuộc sống. Cuộc sống

luôn tồn tại nhiều khó khăn và người

làm nghệ thuật còn gặp phải nhiều khó

khăn hơn. Để khắc phục điều đó thì mỗi

cá nhân phải vượt qua chính mình để

theo đuổi giấc mơ và đam mê”.

Khi được hỏi về nghệ thuật sử dụng

màu sắc trong các bức tranh, họa sĩ

Trịnh Quốc Chiến cho hay: “Màu sắc

được sử dụng để biểu hiện trạng thái của

chính con người tôi. Thông qua những

gam màu được phối hợp linh hoạt, tôi

mong muốn người xem có thể cảm nhận

được cảm xúc, thái độ, góc nhìn của bản

thân đối với cuộc sống. Mặc dù cuộc

sống đem đến nhiều khó khăn, thử thách

hay cả nỗi buồn, nhưng với tôi, cuộc sống

vẫn luôn luôn tươi đẹp. Tôi đã biểu đạt

điều đó thông qua những bức tranh sơn

mài. Mỗi người trong chúng ta nên trải

lòng nhiều hơn với cuộc sống. Bởi cuộc

sống luôn có mặt tích cực và tiêu cực.

Mỗi người hãy để cho tâm hồn mình

được bình lặng, nhìn vào những mặt tích

cực của cuộc sống”.

NGỌC MAI