Table of Contents Table of Contents
Previous Page  29 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 29 / 92 Next Page
Page Background

29

giới thiệu đến với khán giả quốc tế. Mặt

bằng chung là đã có sự tiến bộ ở khâu

kĩ thuật, dần tiệm cận với nền công

nghiệp điện ảnh thế giới. Nhiều bộ phim

kéo được khán giả tới rạp, đạt doanh

thu gần 200 tỉ như:

Hai Phượng, Siêu

sao siêu ngố, Cua lại vợ bầu, Lật mặt:

nhà có khách

. Tuy nhiên, ở góc độ

chuyên môn, chút lạc quan này chẳng

thể che lấp được những lo âu vốn có từ

vài thập niên trở lại đây về giá trị thực

sự của nền điện ảnh nước nhà. Ngoài

Song Lang

- bộ phim được làm trau

chuốt, rõ nét về văn hoá dân tộc, điện

ảnh Việt thì LHP lần thứ 21 đang thiếu

trầm trọng những tác phẩm có tính

nghệ thuật, đề tài đột phá đề cập đến

những vấn đề lớn mà xã hội đang quan

tâm. Thậm chí, vắng bóng cả những bộ

phim hài hoà giữa nghệ thuật và thương

mại kiểu như:

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh, Em chưa 18

. Điện ảnh Việt đang

thiếu trầm trọng những kịch bản hay,

chỉn chu và có giá trị xã hội. Đó là lí do

mà phần lớn các bộ phim ra rạp trong

2 năm trở lại đây đều có cốt truyện thiếu

mạch lạc, chạy theo các xu hướng trên

mạng xã hội nên luôn bị đánh giá là

nhạt và nhảm. Thậm chí,

Hai Phượng -

bộ phim thành công về doanh thu ở cả

thị trường trong nước lẫn quốc tế - cũng

bộc lộ nhiều hạn chế về mặt kịch bản,

nhiều tình huống khiên cưỡng, vô lí. Dù

khán giả vẫn rất “rộng lượng” với phim

Việt, nhiều bộ phim chỉ cần nhỉnh hơn

mặt bằng chung một chút đều có thể

đạt doanh thu trăm tỉ, nhưng người xem

cũng đã bắt đầu biết lựa chọn những

tác phẩm xứng đáng để mua vé. Điều

đó dẫn đến việc chỉ có một số ít bộ phim

ra rạp đạt doanh thu khủng, 10% may

mắn hoà vốn, còn lại là thua lỗ.

Nhận định về điện ảnh Việt Nam

những năm gần đây, đạo diễn, NSND

Đặng Nhật Minh cho rằng, một số hãng

phim tư nhân đã bắt đầu quan tâm đến

việc quảng bá, chủ động tiếp thị tại

các LHP, thị trường trong nước và

quốc tế. Song phần lớn phim thường

thuộc thể loại giải trí, không có tính

phản biện xã hội nên khi tranh giải kết

quả không như kì vọng. Ông mong

muốn đội ngũ trẻ làm điện ảnh cần

quan tâm hơn nữa đến những bộ

phim về đề tài số phận con người, tính

nhân văn, sắc màu văn hoá dân tộc.

Điều đó cũng bám sát chủ đề của LHP

Việt Nam lần thứ 21 là “Xây dựng nền

công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân

tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập”.

BẢO ANH

Dòng phim do Nhà nước đầu tư sản xuất có

vai trò rất lớn trong việc định hướng về

văn hoá, chính trị, xã hội... thể hiện bản sắc

dân tộc. Sự trở lại của dòng phim này là

một tín hiệu đángmừng nhưng vẫn chưa đủ

để những người quan tâm đến điện ảnh

nước nhà cảm thấy an tâm.

Nơi ta không thuộc về -

bộ phim về đề tài hậu chiến

Hai Phượng

dù đạt

doanh thu cao cả thị

trường trong nước

và quốc tế nhưng

bộc lộ nhiều lỗ hổng

về kịch bản

Song lang

- tác phẩm hiếm hoi đề

cập đến các giá trị văn hoá dân tộc

Đài Truyền hình Việt Nam giành Bông sen Vàng

hạng mục Phim tài liệu cho bộ phim

Chông chênh

của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư (Trung tâm Phim tài liệu

và Phóng sự), Bông sen Bạc hạng mục Phim Khoa

học (không có Bông sen vàng) cho tác phẩm

Cuộc

chiến chống đại dịch SARS

(đạo diễn Ngọc Ánh,

Ban Khoa giáo) và

Ô nhiễm nhựa ở biển

(đạo diễn

Tài Văn, Ban Khoa giáo). Giải thưởng Bông sen

Vàng dành cho phim truyện điện ảnh đã thuộc về

Song Lang

của đạo diễn Leon Quang Lê và nhà

sản xuất Ngô Thanh Vân.