58
PHÍA SAU MÀN HÌNH
NGHỆ SĨ TRUNG DÂN “RA TAY”
Là người gắn bó với vai diễn bác Ba
Phi trong phần tiểu phẩm sân khấu từ
những ngày đầu của chương trình đến
nay, nghệ sĩ Trung Dân được khán giả
yêu mến với lối diễn tự nhiên, chân thật,
mộc mạc. Anh góp phần làm sống động
hình tượng nhân vật dân gian này trên
sóng truyền hình.
Trong đợt ghi hình vừa qua, vì tâm
đắc với đề tài nông dân và môi trường
nên nghệ sĩ Trung Dân đã nhận lời phụ
trách phần kịch bản sân khấu của
chương trình. Anh cùng với biên kịch
Thanh Lan tham gia sưu tầm và biên
soạn các câu chuyện về bác Ba Phi
gắn với thiên nhiên, động vật, đời sống
lao động, văn hóa… của người dân
miền Tây Nam bộ như:
Gìn giữ U
Minh, Đốt đồng, Kế thừa U Minh...
Vốn
có nhiều kinh nghiệm trong việc viết
kịch bản như các vở kịch:
Lá sầu đâu,
Bìm bịp kêu chiều, Tiếng vạc sành
…
và kĩ năng diễn xuất nên nghệ sĩ Trung
Dân có cách khai thác đề tài gần gũi,
mới mẻ. Tài năng và sự sáng tạo của
Trung Dân trong nghệ thuật có dịp bộc
lộ mạnh mẽ hơn khi ekip thực hiện
chương trình tin tưởng trao cho anh
thỏa sức sáng tạo.
Các câu chuyện do Trung Dân chấp
bút có vẻ như là câu chuyện đời thường
nhưng luôn mang nặng tâm tư về nhân
tình thế thái. Đặc biệt, với nhân vật đậm
chất trào phúng như bác Ba Phi thì các
câu chuyện luôn phải có ý nghĩa hài
hước, mới lạ nhưng vẫn dễ hiểu. Ngay
từ tên gọi của từng tập như:
Côn trùng
đánh giặc, Thế trận ong vò vẽ, Thú
rừng dập lửa, Cặp cu đất chúa, Lươn
thành chồn, Đỉa nuôi trong lu
… đã có
sức gợi rất lớn, khiến người xem tò mò
muốn tìm hiểu nhiều hơn. Đó là cái hay
của Trung Dân và Thanh Lan nói riêng
cũng như ekip kịch bản của chương
trình nói chung đã kế thừa và phát huy
tinh thần trào lộng của bác Ba Phi.
SỨC MẠNH TỔNG HỢP
Yếu tố hấp dẫn của
Chuyện bác Ba
Phi xưa và nay
là luôn lồng ghép nhiều
nét văn hóa, địa lí, tự nhiên… trong một
chủ đề nhất định. Nhờ kết hợp phần trò
chuyện với khách mời, tiểu phẩm và đồ
họa trong một số phát sóng nên mỗi số
đều mang lại nhiều điều mới mẻ cho
khán giả. Nhạc sĩ Thế Long - người
biên tập đồng thời là đạo diễn chương
trình - cho biết, trước mỗi đợt ghi hình,
ekip đều họp bàn thống nhất chủ đề
của từng tập rồi sau đó phân chia từng
nhóm quản lí và cuối cùng tổng hợp để
chỉnh lí. Kịch bản đã được phê duyệt sẽ
được chuyển lại cho nhóm kịch Trung
Dân dàn dựng, tập dượt và ghi hình.
Những câu chuyện của chương
trình phát sóng trong tháng 10, 11/2019
khai thác vấn đề gìn giữ rừng tràm, giữ
hệ sinh thái và động thực vật rừng
U Minh, khuyến cáo việc khai thác quá
mức các nguồn lợi từ rừng, từ sông
nước, vận động người nông dân từ bỏ
những thói quen làm ảnh hưởng đến
đất đai trong sản xuất nông nghiệp và
môi trường như đốt đồng... Bên cạnh
đó, chương trình đẩy mạnh khai thác
giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa
của vùng từ các sinh hoạt như cúng
đình (trong tiểu phẩm
Trăn quấn cột
đình
), hoặc lồng ghép giới thiệu những
câu ca dao tục ngữ, điệu hò huê tình…
Sân khấu dàn dựng đơn giản nhưng
đậm chất văn hóa địa phương với
những đạo cụ là trái cây, thau, chén…
quen thuộc với người dân Nam Bộ.
P.P
KHI BÁC BA PHI
nói chuyện môi trường
TRUNG THÀNH VỚI TIÊU CHÍ “LẤY
TÍCH XƯA NÓI CHUYỆN NAY”,
CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỆN BÁC BA
PHI XƯA VÀ NAY
(19H10, THỨ SÁU
HÀNG TUẦN TRÊN VTV9) LUÔN
THEO SÁT CÁC VẤN ĐỀ THỜI SỰ
ĐƯỢC NGƯỜI DÂN QUAN TÂM.
TRONG NHỮNG SỐ PHÁT SÓNG TỪ
CUỐI THÁNG 10, CHƯƠNG TRÌNH
CHÚ TRỌNG NHIỀU ĐẾN VIỆC
CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SỐNG.
Ghi hình
Chuyện bác Ba Phi xưa và nay