45
mạnh, nhưng đạo diễn Lee Chang Hee
lại thất bại khi dẫn dắt bộ phim
Strangers From Hell
(Người lạ đến từ
địa ngục) vừa kết thúc trên Đài OCN.
Được chuyển thể từ bộ truyện tranh
nổi tiếng cùng tên,
Strangers From Hell
kể câu chuyện về Yoon Jong Woo -
một nhà văn trẻ từ quê lên Seoul tìm
việc làm. Để tiết kiệm tiền, Yoon Jong
Woo đã miễn cưỡng thuê một căn
phòng tồi tàn, chật chội nằm trong toà
nhà cũ kĩ, xung quanh toàn là những
người hàng xóm kì lạ. Tâm tính nóng
nảy, khó điều khiển cảm xúc, lại thường
xuyên tiếp xúc với những kẻ bệnh
hoạn cùng chung khu nhà, Jong Woo
sớm rơi vào trạng thái phẫn uất, tâm lí
méo mó...
Công bằng mà nói, đây là một tác
phẩm chỉn chu thể hiện rõ đẳng cấp
của một đạo diễn có nghề. Dù không
quá chú trọng vào những cảnh máu
me nhưng lại khiến người xem lạnh
sống lưng khi khai thác sâu vào góc
tăm tối nhất của tâm hồn con người.
Bộ phim cũng rất thành công trong việc
tạo hiệu ứng với những góc quay hẹp
và dài, tưởng chừng như sâu hun hút
không có điểm dừng khiến người xem
cảm giác ngột ngạt. Thế nhưng, cũng
vì không nắm bắt được đúng tâm lí của
khán giả nên rating của phim lại tỉ lệ
nghịch với chất lượng.
Strangers From
Hell
mở màn với rating khiêm tốn 3,8%
và tụt dốc thảm hại sau tập thứ 4. Lí
giải về nguyên nhân không tiếp tục
xem phim, nhiều khán giả cho biết, vì
đạo diễn làm phim quá chân thật, diễn
viên lại đóng quá đạt… khiến họ bị ám
ảnh không dám xem tiếp. Trên mạng
xã hội, nhiều tài khoản cũng cảnh báo
mọi người nên cân nhắc trước khi xem
phim vì có thể nó sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến tâm trạng của bạn.
Nhà phê bình văn hoá Kim Seng
Soo nhận định: “Với phim điện ảnh,
các đạo diễn chỉ cần làm hài lòng
những người mua vé vào rạp để xem
một bộ phim dài 2 tiếng nhưng khán
giả truyền hình lại có thể chuyển kênh
bất cứ lúc nào thấy buồn chán. Các
đạo diễn điện ảnh vẫn chưa quen với
việc nắm bắt thị hiếu của khán giả
truyền hình nên chưa tạo ra được
những tình tiết hấp dẫn nhằm thu hút
sự chú ý của người xem trong một tập
phim dài 60 phút”.
Ngành công nghiệp truyền hình
Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ
trong vài năm trở lại đây với những tác
phẩm được đầu tư kinh phí khủng, đãi
ngộ tốt nhưng bên cạnh đó là áp lực
công việc vô cùng lớn. Khác với phim
điện ảnh, phim truyền hình hầu như
sản xuất theo kiểu vừa quay vừa phát
sóng. Để chiều theo thị hiếu của người
xem, có những tập vừa chỉnh sửa kịch
bản, vừa ghi hình và lên sóng trong
cùng một ngày. “Tuy nhiên, ở thời điểm
hiện tại, những bộ phim truyền hình tốt
sẽ dễ dàng thu hút được đầu tư hơn
phim điện ảnh, thù lao của các đạo
diễn giỏi vì thế cũng tăng lên gấp nhiều
lần. Bên cạnh đó, với những nhà làm
phim muốn tích luỹ kinh nghiệm trong
việc nắm bắt cảm xúc của người xem
thì làm phim truyền hình là một lựa
chọn hợp lí” - nhà phê bình văn hoá
Kim Seng Soo nhấn mạnh.
BẢO ANH
(Theo Yonhap News)
Phim điện ảnh và truyền hình có cấu trúc
và cách kể truyện hoàn toàn khác nhau.
Sự khác biệt ấy xuất phát từ nền tảng
trình chiếu cũng như đối tượng khán giả
muốn hướng tới. Khi làm phim ở lĩnh vực
nào thì cần phải tuân thủ theo đúng các
quy tắc của lĩnh vực ấy.
The Vanished bộ phim kinh dị gây sốt toàn châu Á
của đạo diễn Lee Chang Hee
Strangers From Hell khiến khán giả
ám ảnh đến mức phải chuyển kênh