19
thông minh thì biết học hỏi, đúc kết kinh
nghiệm để giảm thiểu rủi ro. Khi làm điều
gì tôi đều nghĩ đến tình huống thất bại
trước nên không bị bất ngờ nếu không
thành công. Tôi luôn cố gắng hết sức, nên
được như thế nào thì tôi đều hài lòng, dù
kết quả thế nào tôi đều trân trọng. Theo
tôi, thất bại lớn nhất là sự bỏ cuộc. Bạn có
đam mê, bạn có khát vọng làm một điều
gì đó nhưng giữa chừng bỏ cuộc, thì đó
chính là thất bại.
Khi nhắc đến NSND - đạo diễn
Việt Hương, hầu hết mọi người đều
dành cho chị sự trân trọng. Vậy, theo
chị, để có thương hiệu riêng, điều khó
nhất là gì?
Đây là một câu hỏi thú vị. Tôi nghĩ, làm
nghệ thuật khó nhất là tìm một con đường
cho riêng mình. Trong thế giới phẳng này,
bạn có thể xem quá nhiều thứ, quá nhiều
bậc thầy, quá nhiều những gì của người đi
trước. Internet mang đến rất nhiều tiện ích
nhưng nó cũng mang đến rất nhiều thách
thức, và có những người làm nghệ thuật
đã “ăn đòn” đủ vì thách thức đó nếu không
kiên định. Làm nghệ thuật thì phải có nét
riêng, hơi thở riêng, phong cách riêng thì
mới tồn tại. Bên cạnh đó, bạn chạm đến
đích này rồi thì bạn phải hướng đến những
đích khác. Nghệ sĩ là như vậy, không bao
giờ cho phép mình dừng lại. Còn sống, tôi
còn làm việc, nhưng tôi làm việc theo cách
của mình, phù hợp với khả năng cũng như
sự yêu thích của mình.
Làm đạo diễn, không dễ để có
được những tác phẩm hay, nó đòi
hỏi ngoài việc có năng khiếu, trình độ
nghiệp vụ, vốn sống, vốn hiểu biết và
những kiến thức tổng hợp thì cần phải
có đam mê mới thành công. Chị có thể
chia sẻ câu chuyện nghề để lại nhiều kỉ
niệm nhất?
Đối với tôi, nghệ thuật cứ như người
tình vậy. Chính vì yêu nghề say đắm nên
tôi cống hiến không mệt mỏi, thích là làm
như con thiêu thân. Là đạo diễn, tôi làm
đủ các thể loại đề tài, nhưng có lẽ phim
ca nhạc và phim tài liệu nghệ thuật cuốn
hút tôi nhiều nhất, đặc biệt là đề tài về
người lính, có thể nói tôi đã đi khắp các
miền biên giới và hải đảo xa xôi. Những
bộ phim như:
Cây đàn Điện Biên, Khát
vọng bình yên, Tình không biên giới, Tình
biên cương.
.. mỗi bộ phim đều để lại cho
tôi những kỉ niệm không thể nào quên bởi
nó thấm đẫm mồ hôi, thậm chí cả nước
mắt, nhưng có lẽ gian khổ nhất là phim
Khát vọng bình yên
và
Gần lắm Trường
Sa
.
Khát vọng bình yên
là phim ca nhạc
nhưng mang dáng dấp của phim truyện,
chỉ khác là ngôn ngữ thoại của nó chủ yếu
là lời ca và giai điệu của các ca khúc, thoại
chỉ kết nối các trường đoạn để liên kết
với nhau. Đây là bộ phim về đề tài chiến
tranh, bắn đạn thật, dùng quả nổ thật. Tôi
đã quay chủ yếu là ở Hà Tĩnh và Nghệ
An, dưới nắng nóng, gió Lào… vô cùng
gian khổ. Hay bộ phim
Gần lắm Trường Sa
chẳng hạn, tôi đã cùng ekip vượt sóng to
gió cả lênh đênh trên đại dương ra Quần
đảo Trường Sa giữa cái nắng như chảo
lửa trên 40
o
C, chỉ có sóng gió gầm gào,
và cả những trận say sóng nữa. Hành
trang mang theo rất cồng kềnh và nặng
với bao nhiêu thiết bị: máy quay, máy nổ,
ray, cẩu, các thiết bị ánh sáng, đạo cụ, bối
cảnh… Mỗi lần vào đảo chỉ giới hạn đến
9 giờ sáng là phải quay ra, nếu không thì
thủy triều rút là không ra được nữa nên
ekip phải làm việc cật lực. Khó khăn là vậy,
nhưng tôi nghĩ mình vượt qua được là nhờ
tình yêu dành cho nghề.
Xin cảm ơn chị!
VĂN HƯƠNG
(Thực hiện)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu NSND cho đạo diễn Việt Hương
Nhận giải Bông sen Bạc phim tài liệu
Người viết cảm tử quân
Nhận giải Cánh diều vàng phim
Thuở bình minh Tân Nhạc