Previous Page  88 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 88 / 92 Next Page
Page Background

88

DU LỊCH

T

ừ thời Phục hưng đến khi

Napoléon lên nắm quyền, hàng

loạt họa sĩ và điêu khắc gia tại

châu Âu liên tiếp được huy

động về Louvre thực hiện các tác phẩm

nghệ thuật trên kiến trúc của trần nhà,

tường, cột, quanh lâu đài. Từ năm 1793,

Louvre mới chính thức trở thành một bảo

tàng nghệ thuật. Hẳn là ai cũng sẽ ngạc

nhiên khi biết diện tích của Bảo tàng

Louvre là 210.000 m 2 , diện tích trưng

bày là 60.600m 2 với 35.000 tác phẩm

được chia thành 8 khu vực: phương

Đông cổ đại, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ

đại, Etruria và La Mã cổ đại, nghệ thuật

Hồi giáo, điêu khắc, các bức tranh… rất

nhiều kiệt tác.

Đầu tiên có thể kể đến là bức tranh

Mona Lisa

(hay còn gọi là La Giocondo)

của đại danh họa Leonardo da Vinci có

lẽ là tâm điểm chú ý nhất của Louvre.

Đây là bức nguyên bản được vẽ từ năm

1503, một trong những bức chân dung

nổi tiếng nhất thế giới, được vẽ bằng

sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại

Florence vào thế kỉ 16, trong thời kì Phục

hưng Italy. Nàng Mona Lisa được trưng

bày ở Louvre từ năm 1797. Kĩ thuật hội

họa của Da Vinci rất thần kì với từng lớp

sơn mỏng, ánh sáng và hiệu nghiệm của

bóng đậm bằng cách làm như có lớp mờ

mờ, tạo ấn tượng di chuyển từ màu nâu

đến màu xanh, làm như có đất và nước

của một phong cảnh trừu tượng. Rất tiếc

là thời gian qua vài trăm năm đã làm

màu của bức họa đậm dần như tay áo

của người mẫu từ màu vàng đã chuyển

sang màu nâu. Bức họa được gọi là La

Giocondo (nghĩa là vui vẻ) cũng từ tên

người mẫu. Điều đặc biệt là người mẫu

không có lông mày và lông mi, cho thấy

thời Phục hưng nghiêng về sắc đẹp của

tâm hồn.

Thứ hai là bức

Đám cưới tại Cana

(The Wedding at Cana) là kiệt tác tranh

sơn dầu của danh họa Italia - Paolo

Veronese, được vẽ năm 1563 cho tu

viện Benedectine San Giorgio Maggiore

ở Venice và hiện trưng bày tại bảo tàng

Louvre. Bức tranh mô tả lại Đám cưới

theo Kinh thánh tại Cana, về phép lạ đầu

tiên mà chúa Jesus thực hiện cho loài

người. Cụ thể, chúa Jesus và các môn đệ

được mời đến dự một tiệc cưới tại Cana

(địa danh này ở đâu thì vẫn còn đang gây

tranh cãi). Tuy nhiên, khi tiệc đang ở cao

trào thì rượu hết. Trước sự bối rối của gia

chủ, chúa Jesus yêu cầu gia nhân đổ đầy

nước vào các chum, rồi sau đó biến tất

cả thành rượu mới. Bức tranh thể hiện

một bữa tiệc có 130 thực khách, với chúa

Jesus là trung tâm. Tuy nhiên, kì lạ thay,

130 con người ấy làm đủ thứ chuyện có

thể xảy ra ở một con người, chỉ trừ việc

nói chuyện. Điều này, theo phân tích của

một số nhà mĩ thuật, là một sáng tạo của

Veronese khi thể hiện truyền thống của

tu viện Benedectine - giữ im lặng trong

phòng ăn. Sâu xa hơn, Veronese còn

muốn nhấn mạnh đến vấn đề khoái lạc

trong yến tiệc, về sự xa hoa phi lí của xã

hội đương thời, qua đó phản biện công

LOUVRE CHỨA TRONG LÒNG NÓ

HÀNG CHỤC NGHÌN TÁC PHẨM

NGHỆ THUẬT ĐỈNH CAO CỦA NHÂN

LOẠI, ĐÓN TỚI 8 TRIỆU LƯỢT

KHÁCH MỖI NĂM- TRUNG BÌNH 22

NGHÌN NGƯỜI MỖI NGÀY. BẠN SẼ

PHẢI DÀNH RA MỘT TUẦN THÌ MỚI

CÓ THỂ KHÁM PHÁ HẾT LOUVRE.

VÀ, NẾU CHỈ THAM QUAN LOUVRE

TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN

NGẮN THÌ ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG

KIỆT TÁC NGHỆ THUẬT VÔ GIÁ VÀ

LỪNG DANH.

NHỮNG KIỆT TÁC Ở

bảo tàng Louvre