53
khiến việc kinh doanh truyền hình cáp tại
Mỹ gặp nhiều khó khăn là do chi phí thuê
bao đắt đỏ và sự kém tiện dụng so với các
phương thức xem video trực tuyến. Năm
2018, công ty Nielsen từng khẳng định,
cứ mỗi phút, lại có thêm sáu khách hàng
từ bỏ dịch vụ truyền hình cáp tại Mỹ.
Và
điều đáng tiếc là phần lớn số khách hàng
này đều tìm đến các nền tảng ứng dụng
trực tuyến. Số liệu của Hiệp hội điện ảnh
Hoa Kỳ MPA cho thấy, số thuê bao dịch vụ
truyền hình trực tuyến đã vượt qua số thuê
bao dịch vụ truyền hình cáp từ năm 2019,
con số này sẽ còn tiếp tục vượt xa trong
những năm tới.
Còn tình hình kinh doanh của các
nền tảng trực tuyến ra sao? Báo cáo kinh
doanh quý I của Netflix cho thấy, hãng này
có thêm 15,8 triệu thuê bao, tăng 23% so
với cùng kì, tăng 7 triệu so với quý trước
đó. Disney+ có 54,5 triệu thuê bao, tăng
từ 50 triệu so với hồi tháng 4; Hulu hiện có
32,1 triệu thuê bao, tăng từ 30,4 triệu so
với quý I… Công ty The Trade Desk khẳng
định, truyền hình cáp đang mất dần khán
giả vào tay của các dịch vụ truyền hình trực
tuyến như: YouTube TV, Hulu + Live TV,
Sling TV, Netflix, Amazon Prime, Apple+,
Disney+… Chuyên gia phân tích truyền
thông Michael Pachter khẳng định, sự đối
đầu giữa các kênh cáp và trực tuyến giờ
đây không còn là xu hướng nữa mà là một
điều tất yếu. Khoảng vài năm trở lại đây,
sự lên ngôi của các kênh truyền hình trực
tuyến như Netflix, Amazon, Hulu đã khiến
nhiều đài truyền hình khốn đốn. Hàng loạt
phim của Netflix dần chiếm được cảm
tình của khán giả bởi chất lượng, sự đa
dạng cũng như tiện lợi trong cách thưởng
thức. Thực tế cho thấy, đa số các chương
trình có mặt trong danh sách đề cử của
Primetime Emmy Awards 2019 thuộc về
những kênh trực tuyến.
Có thể nói, ngành truyền hình cáp
đang bước vào một kỉ nguyên phức tạp
với hàng loạt các thương vụ thâu tóm,
sáp nhập giữa các ông lớn liên tục diễn
ra như AT&T mua Time Warner, Disney sở
hữu Fox, Comcast mua Sky…. Các công t
lớn không tránh khỏi lo lắng khi phải đứng
nhìn mô hình kinh doanh của mình như
một tảng băng đang dần tan, phải đứng
trước sự lựa chọn: mở rộng hay sáp nhập
mới có thể đối đầu với những “cơn lốc” tựa
như Netflix.
Đứng trước tình cảnh lao dốc không
phanh như hiện nay, liệu rằng các hãng
truyền hình có chịu khoanh tay ngồi yên?
Chắc chắn là không! Một trong những biện
pháp đảo ngược tình thế thịnh hành đang
được các hãng truyền hình cáp áp dụng là
tung ra các gói dịch vụ linh hoạt và hợp tác
với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Đơn cử như mới đây, YouTube TV tuyên
bố đưa các kênh của hãng Viacom vào
nền tảng của mình trong mùa hè này. Như
vậy có nghĩa là khán giả của YouTube TV
có thể xem được các kênh truyền hình
cáp như: MTV, Comedy Central, BET,
Nickelodeon... Hulu+ Live TV, Sling TV và
Philo cũng áp dụng chiêu bài này. Hulu
đưa các kênh của CBS vào dịch vụ của
mình, trong khi Sling và Philo hợp tác với
Viacom. Một hình thức hợp tác khác là liên
minh giữa các hãng truyền hình cáp với
nhau, đơn cử như Viacom bắt tay cùng
CBS hình thành dịch vụ ViacomCBS hồi
năm ngoái nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh trước các hãng dịch vụ trực tuyến.
Nếu như việc các hãng truyền hình
cáp hợp tác với dịch vụ trực tuyến tỏ ra
có lợi hơn về mặt công nghệ thì việc hai
hãng truyền hình cáp phối hợp cùng nhau
như trường hợp của ViacomCBS lại tỏ ra
nhiều bất cập. Gói dịch vụ lớn hơn đồng
nghĩa với giá thuê bao cao hơn và có thể
mất một lượng khách hàng không chấp
nhận tăng giá dịch vụ. Tuy vậy, theo giới
thạo tin, ViacomCBS tính một nước cờ
xa hơn về lâu dài là ra mắt nền tảng trực
tuyến của riêng mình trên cơ sở gói nội
dung phong phú sẵn có. ViacomCBS đúng
hơn là chỉ đi theo chiến lược mà Disney,
NBCUniversal, AT&T từng làm là tự mình
xây dựng nền tảng trực tuyến.
Liệu truyền hình cáp có thoái trào và
bị truyền hình trực tuyến “tiêu diệt”? Chưa
thể trả lời chính xác cho câu hỏi này,
nhưng chắc chắn trong khó sẽ ló khôn.
Nhiều loại hình dịch vụ mới sẻ sản sinh ra
từ đây và người được hưởng lợi không ai
khác chính là khán giả.
DIỆP CHI
Truyền hình cáp đang đối đầu gay gắt với các ông lớn trực tuyến