5
N
hiều người gọi Nguyễn Thủy là
“biên kịch bảo chứng cho giải
thưởng”. Liên tiếp những bộ phim
cô chắp bút đều thành công cả
về hiệu ứng khán giả và giải thưởng
nghề nghiệp. Nguyễn Thủy
nói rằng, sức hấp dẫn của
nghề biên kịch chính là
được tạo ra nhiều câu
chuyện, nhiều nhân vật
và được đồng hành,
được chiến đấu và đôi
khi, được cả “quyền sinh
sát” với những nhân vật ấy
nữa. Thời thiếu nữ, Thủy từng
ôm mộng mở một gánh bún riêu -
món ăn cô vô cùng yêu thích. Nhưng khi
được hỏi, sẽ làm gì ngoài nghề biên kịch,
Thủy cười tươi và cho biết: “Có lẽ tôi sẽ mở
một tiệm sách, hoặc một quán trà nho nhỏ”.
Đó cũng là một trong những không gian yêu
thích của nữ biên kịch này mỗi khi phải cân
não với từng trang kịch bản.
Là sinh viên khoa Văn, Trường Đại học
KHXH & NV Hà Nội, Nguyễn Thủy được
nhà văn Nguyễn Quang Lập dìu dắt và
truyền dạy trên con đường trở thành biên
kịch. Những ngày đầu không phải không
có những bỡ ngỡ, nhưng cùng với khả
năng viết lách, sự nhạy bén và chịu
khó, cô sớm có được những
thành công. Thủy tự
thấy: “Con đường nghề
nghiệp của tôi thực
tế rất bằng phẳng và
mạch lạc, không phải
vì tôi không có thất
bại, mà tôi đơn giản coi
thất bại là một phần tất
yếu của nghề nghiệp. Làm
nhiều sẽ thất bại nhiều. Một công
việc hay một cuộc đời mà chỉ có thành
công có lẽ sẽ buồn chán lắm. Thất bại
soi rõ chân dung chúng ta hơn, thất bại
chỉ cho ta thấy con đường để hoàn thiện
chính mình. Thất bại sẽ thực sự chỉ là thất
bại nếu nó không mang đến một suy nghĩ
hay bài học nào cả. Giống như tuổi trẻ sẽ
chỉ là sự trẻ dại, nếu ta đi qua nó mà chỉ
thêm tuổi chứ không hề trưởng thành”. Với
cô, ở từng thời điểm khác nhau, khi mức
độ trải nghiệm đời sống và nghề nghiệp
khác nhau, thì cảm xúc trước những thành
công hay thất bại cũng khác nhau. “Nhưng
điều tôi chưa bao giờ thay đổi là, tôi luôn
cố gắng dự án sau sẽ khác biệt hơn dự
án trước, hoàn thiện hơn dự án trước, dù
kết quả không phải lúc nào cũng như tôi
mong đợi”, Thủy chia sẻ. Dự án phim cảm
xúc nhất với cô luôn là dự án đang thực
hiện. Đó chính là cảm xúc được sống hết
mình với từng nhân vật, tâm huyết trong
từng cảnh quay, lời thoại, trăn trở và tìm
ra được hướng đi cho tâm lí nhân vật, cho
kịch bản phim.
Trong nghề sáng tạo, ngoài áp lực
khách quan về thời gian, chất lượng sản
phẩm thì có một thứ áp lực cần thiết từ nội
tâm người sáng tác. Với Thủy, cô không
cưỡng ép mình rằng phải viết về cái này
hay cái kia. Bởi lẽ, thực tế đời sống đa
dạng, phức tạp tự sẽ khơi lên nhu cầu
được tái hiện và tái tạo với người sáng
tác. Nhưng khi đã bắt tay thực hiện, dù đó
là dự án tự cô xây dựng hay là nhiệm vụ
được giao, thì luôn có một áp lực tất yếu
nảy sinh, đó là làm sao thực hiện tốt nhất
trong khả năng của mình. Trong sáng tác,
người ta hay nói, viết nhiều thì dễ cũ mòn
lặp lại. Thủy lại cho rằng, thực tế, nếu bạn
&
TUỔI TRẺ
VTV
THẾ HỆ TRẺ LÀ NHỮNG NGƯỜI CHỌN LÀM, DẤN THÂN, CHỌN TÁI ĐỊNH NGHĨA NHỮNG CHUẨN
MỰC ĐỂ ĐƯỢC SỐNG TRỌN VẸN VỚI ĐAM MÊ CỦA MÌNH. NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM - 21/6, TCTH GIỚI THIỆU NHỮNG PHÓNG VIÊN, BIÊN TẬP VIÊN, BIÊN KỊCH - NHỮNG
GƯƠNG MẶT CỦA TUỔI TRẺ VTV ĐÃ VÀ ĐANG NHIỆT HUYẾT, ĐAM MÊ CỐNG HIẾN VÀ SÁNG
TẠO. NHỮNG CHIA SẺ CỦA HỌ LÀ DỊP ĐỂ CÁC BẠN TRẺ LÀM BÁO HÌNH TIẾP TỤC TOẢ SÁNG,
CÙNG HÌNH THÀNH TIẾNG NÓI CHUNG, TẠO DỰNG HÌNH ẢNH CHUYÊN NGHIỆP VỀ NHỮNG
NHÀ BÁO CỦA VTV.
SỰ DẤN THÂN
ĐIỂM NHẤN
(Xem tiếp trang 6)
THỤC MIÊN
Biên kịch Nguyễn Thủy
Thách thức là tạo nên
bộ phim hay