46
đeo khẩu trang, cách mặc, cởi bỏ đồ bảo
hộ sao cho an toàn, cách tác nghiệp với
người trong khu cách li như thế nào để
khai thác được thông tin mà vẫn bảo vệ
được bản thân… Thời gian tác nghiệp
gấp rút là khó khăn lớn nhất của chúng
tôi. Ngày 5/4, chúng tôi đến khu cách li
thì ngay ngày hôm sau, chúng tôi phải lên
sóng số đầu tiên của chương trình
Câu
chuyện vùng dịch
vào 20h trên VTV1.
Mọi việc đều cần đẩy nhanh từ làm quen,
tác nghiệp, nhưng vẫn phải tính toán để
chương trình phản ánh chân thực, sinh
động nhưng vẫn có màu sắc mới mẻ,
sáng tạo trên sóng truyền hình. May mắn
chúng tôi được những cán bộ, chiến sĩ
Trường Quân sự Quân khu 4 tạo điều
kiện để tác nghiệp thuận lợi nhất.
Trong khu cách li, có nhiều đối tượng
đặc biệt như các bà bầu và hơn 70 em
nhỏ. Vậy là tôi nảy ra ý tưởng sẽ phải làm
một phóng sự về các em, và một bữa tiệc
cho các em trước khi chia tay nơi đây.
Những cán bộ chiến sĩ khi nghe ý tưởng
của tôi đã nhanh chóng xem lại toàn bộ
hộ chiếu của các em nhỏ, tìm ra 3 em sinh
nhật trong tháng 4 và tình cờ có cô bé Bảo
Ngọc sinh nhật 3 tuổi đúng vào ngày hôm
sau. Và một bữa tiệc sinh nhật giản dị, đơn
sơ, quà là những món đồ ăn mà người dân
ủng hộ như bimbim, kẹo mút… đã diễn ra.
PHÓNG VIÊN MINH QUANG:
ẤM ÁP NHỮNG TẤM LÒNG
Tại khu cách li, các chiến sĩ và đội ngũ
nhân viên y tế ai làm việc nấy, không có
chút thời gian nghỉ từ sáng sớm cho đến
tối khuya. Nhớ ngày đầu tiên, 21h chúng
tôi bấm máy số đầu tiên là
Nhật kí du học
sinh
cho đến 1h45 phút sáng ngày thứ
hai mới hoàn thành việc ghi hình. Kỉ niệm
đáng nhớ và xúc động nhất là câu chuyện
trong đề tài số thứ hai, chúng tôi ghi hình
dãy nhà A1 tại khu cách li, 3 đồng chí dân
quân đã đưa hết 200 khẩu phần cơm trưa
sau khi đã leo 5 tầng lầu bằng cầu thang
bộ. Khẩu phần ăn còn đúng 4 hộp
cơm
dành cho họ. Tôi buột miệng: “Cơm nhiều
vậy mà cũng đã hết, may là mọi người
không xin thêm em nhỉ”. Một thành viên
trong đội đưa cơm cười nói: “Hết lúc nãy
rồi anh. 4 hộp này là còn thừa lúc sáng,
vùa đủ cho chúng em”. Mấy ngày sau tìm
hiểu, tôi mới biết việc các chiến sĩ ăn cơm
nguội dôi dư là chuyện thường xuyên tại
khu cách li.
Tình cảm của bà con từ bên ngoài hỗ
trợ lương thực và nhu yếu phẩm vào bên
trong cũng rất đáng trân trọng. Có bà cụ
đem hơn 10 ổ bánh mì thịt gửi vào tiếp
tế hay những doanh nghiệp lớn chở hoa
quả, gạo, thức uống vào hỗ trợ khu cách
li… mới thấy tấm lòng ấm áp của người
Việt trong hoạn nạn, gian khó thật cao cả.
CHI TRẦN
Những ngày không quên
Ở KHU CÁCH LI
(Tiếp theo trang 45 )
Những cánh tâm thư viết trên bìa thùng giấy
Bữa tiệc sinh nhật đặc biệt trong khu cách li
PHÍA SAU MÀN HÌNH