Previous Page  22 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 22 / 92 Next Page
Page Background

22

NHÂN VẬT

Kể từ vai diễn đầu tiên, qua mấy

chục năm, phần lớn những vai diễn của

bà là phim đề tài chiến tranh. Vậy khi

xem lại những bộ phim này, bà có thấy

nhớ nghề không? 

Vốn liếng mà tôi mang vào phim chính

là kí ức tuổi thơ nơi vùng chiến tranh ác

liệt: Tôi nhớ những trận càn, những trái

bom nổ tung, những gia đình li tán... Ba tôi

hoạt động cách mạng ở Phan Thiết, kẻ địch

bắt không được nên tới bắt mẹ tôi. Lúc đó

em trai tôi còn ẵm ngửa, tôi và anh hai thì

nhỏ xíu, sợ hãi khóc òa lên nhìn theo chiếc

xe chở mẹ đi thật xa. Rồi cả ba anh em lại

đứng trước cửa nhà dõi theo từng chiếc xe

chạy ngang đường, vì người ta hứa sẽ trả

mẹ về nên thấy chiếc xe nào cũng tưởng có

mẹ mình trong đó. Chính cảm xúc ấy giúp

tôi thể hiện lại chị Tư Hậu trong một bối

cảnh chiến tranh tương tự. Nói thật, tôi vẫn

nhớ nghề lắm. Đi làm phim tài liệu với các

bạn trẻ, đứng trước ống kính làm nhân vật

của họ, mình mới thương và cảm phục họ.

Bên cạnh những vai diễn để đời,

cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam.

Thời gian gần đây, bà tiếp tục đánh dấu

cuộc trình làng hội họa cá nhân của NSND

Trà Giang sau gần 15 năm cầm cọ. Vậy cơ

duyên nào đưa bà đến lĩnh vực này? 

Sau khi nghỉ diễn vì cảm thấy không

hợp với dòng phim thị trường, đầu năm

1999, tôi đến thăm bà Lê Thị Thoa (vợ

Thượng tướng Trần Văn Trà - PV), thấy

treo rất nhiều tranh. Hỏi ra mới biết, đó là

tranh của bà Lê Thị Thoa - Tiến sĩ Sinh

hoá, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur

TP Hồ Chí Minh, phu nhân tướng Trần

Văn Trà. Tôi nghĩ, cô là tiến sĩ sinh hoá đã

cao tuổi mà vẫn chịu khó học vẽ và vẽ đẹp

thì chắc mình cũng vẽ được. Rồi tôi đăng

kí các lớp học vẽ. Một biến cố khác là cuối

năm 1999, chồng tôi qua đời. Một khoảng

hẫng quá lớn khiến tôi càng đến gần hơn

với hội hoạ. Hội hoạ đối với tôi cũng là một

cách thiền. Và tôi nhìn cuộc đời như đứa

TÔI CÓ DỊP ĐẾN THĂM PHÒNG TRANH CỦA NSND TRÀ GIANG TRONG MỘT CĂN HỘ CHUNG

CƯ TRÊN ĐƯỜNG PHẠM NGỌC THẠCH (QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH) VÀ THỰC SỰ BỊ MÊ HOẶC

BỞI TRANH, MÀU SẮC, CỌ VẼ VÀ NHỮNG BỨC ẢNH ĐÃ IN MÀU THỜI GIAN TRONG SỰ NGHIỆP

ĐIỆN ẢNH CỦA BÀ. CHÍNH HỘI HOẠ ĐÃ GIÚP BÀ CHUYỂN TIẾP ĐAM MÊ ĐIỆN ẢNH SANG ĐAM

MÊ BỐ CỤC, SẮC MÀU, ÁNH SÁNG. BÀ CHO RẰNG, CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI NẾU

KHÔNG CÓ ĐAM MÊ THÌ KHÓ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN.

NSND Trà Giang

TÌM VUI TRONG HỘI HỌA

NSND Trà Giang hồi trẻ