72
xem & suy ngẫm
Xem & suy ngẫm
C
hính luận là “thuật ngữ” được
gắn vào dòng phim phản ánh
những vấn đề nóng, bức xúc
của xã hội, từ đó nhận được sự
quan tâm và đánh giá cao của khán giả.
Những năm trước, dòng phim này đã có
được nhiều bộ phim gây tiếng vang, như:
Chạy án, Lựa chọn cuối cùng, Cảnh sát
hình sự, Chủ tịch tỉnh, Đàn trời
… Ở thời
điểm phim truyền hình dài tập rơi vào
khủng hoảng, dòng phim chính luận bị
phim giải trí lấn lướt. Phim chính luận
Bên
kia sông
được giải Cánh diều Vàng 2019
ở hạng mục Phim truyền hình,
Đảo khát
vừa nhận Huy chương Vàng tại Liên hoan
Truyền hình toàn quốc năm 2019, cùng
loạt tác phẩm lên sóng gần đây như:
Những khúc sông dậy sóng, Mê cung,
Sinh tử
cho thấy dòng phim chính luận
đang trở lại mạnh mẽ.
Đây là thể loại luôn thu hút sự chú ý
của truyền thông, tuy nhiên, các nhà làm
phim không dễ dàng để có những tác
phẩm chính luận. Bởi lẽ dòng phim này
chủ yếu đề cập những vấn đề nhạy cảm,
tiêu cực, mặt trái của xã hội nên các đạo
diễn thường phải mất công tìm, chọn bối
cảnh thật, có tính thuyết phục cao để lột
tả hết nội dung phim. Thực tế, số lượng
kịch bản phim chính luận chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến - tác
giả kịch bản của các bộ phim:
Chuyện làng
Nhô, Ma làng, Luật đời, Gió làng Kình
...
từng chia sẻ, viết kịch bản phim chính
luận đòi hỏi biên kịch phải có nhãn quan
sâu, hiểu biết rộng, trình độ chính trị vững
vàng, có khả năng khái quát các vấn đề
nóng của xã hội và phải biết xử lí đề tài
khéo léo bằng ngôn ngữ điện ảnh. Vì thế,
kịch bản phim chính luận vừa mất nhiều
thời gian công sức, vừa ít và khó hay. Do
đặc trưng của thể loại nên phim chính luận
Dòng phim chính luận
Vẫn luôn khó và nóng
Không hút người xem rộng rãi như các dòng phim khác, phim chính luận
chỉ có chỗ đứng trong một bộ phận khán giả nhất định. Tuy nhiên, họ dõi
theo sát sao, nắm rõ những tình tiết và câu chuyện, từng nhân vật trong
phim và luôn đưa ra những ý kiến xác đáng.