19
chứng cứ yếu, kiểm chứng thông tin chưa
đủ thận trọng thì rất nguy hiểm. Chậm một
chút nhưng chúng ta có thể giúp được
nhiều người hơn, bền vững hơn” - nhà
báo Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Mới đây, trong một hội thảo quốc tế
đã đặt ra vấn đề về yếu tố cảm xúc trong
các tác phẩm báo chí, làm thế nào để các
phóng viên dù làm nghề nhiều năm vẫn
giữa được cảm xúc và điều tiết nó một
cách hợp lí. Khi đứng giữa hai làn ranh,
nếu để cảm xúc chi phối thì dễ sai lầm
nhưng nếu lí trí quá thì các tác phẩm báo
chí đó khó có sức tác động lớn.
Loại hình điều tra nào
được ưa chuộng nhất?
Trong mảng phóng sự điều tra ở Việt
Nam có 3 loại hình điều tra: điều tra nhập
vai, điều tra mật phục và điều tra dữ liệu.
Điều tra báo chí dữ liệu thường dành cho
những phóng viên lâu năm khi đã đủ kinh
nghiệm và kiến thức để đọc và phân tích
tài liệu đảm bảo cho tác phẩm của mình
khi đưa ra công chúng phải đầy đủ bằng
chứng chắc chắn. Điều tra nhập vai là loại
hình điều tra dễ thu hút người xem, đặc
biệt nó càng trở nên hấp dẫn hơn ở thể
loại báo hình. Tuy nhiên, cách đây hơn
10 năm, các cơ quan báo chí lớn, có uy
tín đã không còn khuyến khích hình thức
điều tra nhập vai nữa vì nó dễ vi phạm đạo
đức nghề báo và nghiêm trọng hơn nữa là
vi phạm pháp luật. Theo phóng viên Liên
Liên (Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt
Nam), trong một số trường hợp, phóng
viên bắt buộc phải sử dụng hình thức điều
tra nhập vai nhưng phải đảm bảo các quy
tắc sau: “Không cố tình gài bẫy, đưa tiền.
Bằng chứng đưa lên sóng phải xuất phát
chủ động từ đối tượng điều tra”. Đồng tình
với ý kiến trên, nhà báo Đức Hiển (Phó
Tổng biên tập báo Pháp luật) cho rằng, khi
đó nhập vai là cách tốt nhất để thu thập
thông tin giúp bài viết có tính thuyết phục:
“Kế hoạch nhập vai phải được sự đồng
ý của cấp cao nhất tại cơ quan báo chí.
Không tác động vào sự vật hiện tượng
khiến nó thay đổi bản chất. Không thúc
đẩy sự kiện khiến nó diễn ra sớm
hơn bình thường vì mục đích nhập
vai là để tìm hiểu và miêu tả sự việc
đúng như nó vốn có”.
Điều tra mật phục là khi phóng
viên vào một vai nào đấy, phù hợp
với hoàn cảnh để việc tác nghiệp của
mình thuận lợi hơn. Đây là loại hình
điều tra được khuyến khích nhất vì
nó đảm bảo được tính khách quan
khi phóng viên hoàn toàn ở vai trò là người
chứng kiến. Phóng viên Liên Liên cho biết,
trong phóng sự điều tra về
Nạn bảo kê
ở chợ Long Biên,
chị đã vào vai một tiểu
thương ở chợ để tránh sự chú ý và có thể
dễ dàng quan sát xem các đối tượng bảo
kê hoạt động như thế nào. “Tôi có riêng
hẳn một tủ quần áo, đủ các loại trang phục
để hoá trang mỗi khi cần thực hiện điều tra
nhập vai. Lúc thì là lao công, lúc thì là con
buôn, cũng có khi là dân chơi sành điệu…
tuỳ vào từng đề tài khai thác”.
Đâu là điểm dừng?
Trong báo chí, điều tra là thể loại có
sức nặng và tạo ra độ rung trong xã hội,
đặc biệt trong các đề tài chống tiêu cực.
Tuy nhiên, nếu không có sự am hiểu về
pháp luật thì nhà báo rất dễ trở thành nạn
nhân đầu tiên của bài viết vì suy cho cùng,
điều tra là công bố và chịu trách nhiệm về
thông tin mà một người, một thế lực muốn
che giấu. Bob Oterga - phóng viên điều tra
cao cấp của hãng tin CNN cho rằng, một
phóng viên điều tra cần hiểu rõ pháp luật
và duy trì mạng lưới cố vấn trên nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là về mặt pháp lí: “Hiểu biết
pháp luật sẽ giúp được hai vấn đề chính.
Thứ nhất là tránh đưa ra những kết luận
được cho là phỉ báng khiến bạn có thể bị
kiện và đặt cơ quan của bạn trước nguy
cơ phải chịu khoản tiền phạt không hề nhỏ
hay phải ra toà. Thứ hai là giúp bạn biết
mức độ chứng cứ mà bạn cần phải đạt
được trước khi đưa ra kết luận và công
bố”. Hiểu rõ về pháp luật cũng giúp phóng
viên biết đâu là điểm dừng, tránh những
hệ lụy không mong muốn.
Nhà báo Lê Ngọc Quang (Phó Tổng
giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) cho
rằng, khi làm điều tra cần cho bản thân
một điểm dừng đúng lúc để có đường
lui. Nếu thông tin có 10 thì phóng viên chỉ
nên đưa ra 5 - 6, phần còn lại phải giữ
để bảo vệ mình, nhưng phải đảm bảo
những chứng cứ giữ lại không làm yếu
đi phóng sự. “Phóng viên đưa lên truyền
hình, đưa lên mặt báo những thông tin
sự việc nhưng không có quyền phán xét,
không nói thay và không làm thay cho các
cơ quan chức năng” - nhà báo Lê Ngọc
Quang nhấn mạnh.
Thu Trang
Nhà báo Nguyễn Thị Hồng
Nhà báo Lê Ngọc Quang -
Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam