69
thiểu ô nhiễm còn là một bài toán khó thì
dẫu sao mình và những nhà báo làm về
chủ đề này cũng có chút an ủi là nhờ báo
chí mà cộng đồng đã ý thức rõ hơn về tác
hại của ô nhiễm không khí. Mọi người
cũng bắt đầu biết cách bảo vệ sức khoẻ
của mình hơn.
Được biết, đây là lần đầu tiên
Tùng Thư tham dự giải, bạn đã biết đến
giải thưởng này như thế nào?
Trong quá trình làm về chủ đề ô nhiễm
không khí, mình có gặp gỡ khá nhiều
chuyên gia và các
bạn trẻ hoạt động
trong lĩnh vực môi
trường. Khi thông
cáo báo chí của giải
được đưa ra, mình
đã được bạn bè giới
thiệu. Quả thực lúc
thực hiện tác phẩm,
không ai nghĩ đến
chuyện dự giải cả.
Nhưng được mọi
người động viên,
mình và cả nhóm đã
gửi bài dự thi. May
mắn cũng đã mỉm
cười với cả nhóm. Đó cũng là một sự
động viên lớn với nhóm mình.
Trong series chương trình đã
thực hiện, cho thấy sự nghiên cứu
khá sâu và sự đầu tư thực hiện rất
công phu. Bạn chia sẻ đôi chút về
hậu trường của chiến dịch truyền
thông đầy ý nghĩa này?
Vấn đề ô nhiễm không khí khi đã được
quan tâm thì lại “cực kì” nhạy cảm. Rất
nhiều luồng thông tin trái chiều cùng một lúc
khiến mọi người rất hoang mang. Hệ quả là
việc cháy khẩu trang chống bụi mịn hay
cháy máy lọc không khí chẳng hạn. Chính vì
vậy, quan điểm của cả nhóm là phải rất thận
trọng và đúng đắn trong nội dung truyền tải.
Và để đạt được tiêu chí đó thì việc thực hiện
tác phẩm khá mất công. Từ việc mượn thiết
bị đo bụi mịn ở đâu cho chuẩn đến việc liên
hệ các đầu mối để kiểm tra chéo thông tin.
Còn nhớ, trong chương trình Môi
trường mang tính tổng kết -
Vai trò của
con người trong biến đổi
khí hậu và thảm họa
năm
2019, Tùng Thư đã tự nhận
rằng mình đã viết những
lời bình đanh đá và chua
xót về khủng hoảng về khí
hậu toàn cầu và chỉ ra dấu
vân tay của con người quá
rõ ràng trong những thảm
họa này. Tuy nhiên, ngoài
trách nhiệm của người làm
báo, để có thể đưa ra
những nhận định xác đáng, thuyết phục,
bạn đã có sự hợp tác của rất nhiều
chuyên gia?
Thực sự, 2019 là năm của khủng
hoảng khí hậu. Mình nghĩ điều đó ai cũng
nhận thấy. Nhà báo chỉ khác ở điểm là
mình có cơ hội tìm hiểu thông tin và chỉ ra
các vấn đề để mong đợi một giải pháp,
một hành động. Các vấn đề về môi trường
đã đến lúc cần được nhìn nhận thẳng thắn
là do con người. Không thể đổ tội cho ông
trời được nữa rồi. Không chỉ có mình mà
rất nhiều người yêu môi trường, các nhà
hoạt động vì môi trường hay các chuyên
gia đã lên tiếng rất mạnh mẽ về vấn đề
này. Nhưng đúng là, mời được các nhà
khoa học lên sóng có lẽ là việc căng thẳng
nhất. Vốn là người làm nghiên cứu, các
nhà khoa học rất ái ngại các dư luận viên
ném đá. Chưa kể ekip cũng rất mất công
để liên hệ với các cá nhân, tổ chức không
ở Việt Nam.
Ngoài thực hiện các bản tin dự
báo thời tiết, các chương trình phổ
biến kiến thức về thiên tai, Tùng Thư
đã thực hiện các chuyên đề về biến
đổi khí hậu trong chuyên mục Môi
trường, phát sóng 8h thứ Bảy hàng
tuần trên kênh VTV1. Bạn chia sẻ đôi
chút về công việc mới mà mình rất tâm
huyết này?
Thời tiết - thiên tai - biến đổi khí hậu và
môi trường là những mảng đề tài rất liên
quan đến nhau. Từ khi là phóng viên chuyên
sâu của mảng thông tin này, mình luôn cố
gắng hết sức để bắt kịp các xu thế cũng như
phát huy lợi thế của truyền hình trong các tác
phẩm của mình. Cũng xin nói thêm là truyền
hình luôn là sản phẩm của cả một tập thể.
Việc thành công của các tác phẩm không chỉ
có sự nỗ lực của mình mà còn của rất nhiều
anh em đồng nghiệp. Rất mong quý khán giả
sẽ dành thời gian theo dõi các chương trình
Môi trường vào sáng thứ Bảy hàng tuần trên
kênh VTV1 hoặc có thể xem lại trên trang
web
vtv.vnhoặc app vtvgo. Mình tin là các
câu chuyện về môi trường với sự đầu tư
thông tin phân tích, bình luận chuyên sâu sẽ
không phụ lòng quý vị!
Xin cảm ơn Tùng Thư!
MAI CHI
(Thực hiện)
Ekip sản xuất với niềm vui nhận giải thưởng