51
truyền hình là giải pháp mà Facebook
lựa chọn trong hoàn cảnh đó.
Nick Grudin, Phó Giám đốc phụ trách
hợp tác truyền thông của Facebook
nhấn mạnh: Mục tiêu của Facebook là
biến trang mạng xã hội vốn đã trở nên
rất gần gũi với hàng tỉ người trên thế giới
trở thành nơi mọi người có thể cùng xem
các video, từ thể thao đến hài kịch, phim
ảnh, truyền hình thực tế và trò chơi
truyền hình... Sau một thời gian nhập
cuộc, Facebook nhận ra, nội dung miễn
phí từ người dùng không đủ để biến
mình thành truyền hình, Facebook buộc
lòng phải chi hàng tỉ USD cho việc mua
nội dung độc quyền nhằm lấn át các
video nhạt nhẽo người dùng đăng tải.
Facebook thậm chí còn sẵn sàng chi trả
tới 3 triệu USD cho một chương trình
truyền hình, một khoản tiền ngang ngửa
với mức kinh phí sản xuất nhiều bộ phim
truyền hình thuộc hàng bom tấn tại Mỹ.
Năm nay, Facebook không tiếc tay
xuất hầu bao 200 triệu Bảng (khoảng
264 triệu USD) để thâu tóm bản quyền
phát sóng Ngoại hạng Anh 3 mùa bóng
liên tiếp từ 2019 - 2020 tại 4 nước Đông
Nam Á là: Việt Nam, Thái Lan,
Campuchia và Lào. Ngành truyền thông
thế giới sôi sục khi cuộc chơi rơi vào tay
một “gã khổng lồ” mạng xã hội. Trước
đó, Facebook cũng đã bắt tay với Fox để
có bản quyền phát sóng UEFAChampion
League (Cúp C1) trên lãnh thổ nước Mỹ,
với bản quyền phát sóng 32 trận của giải
đấu này tại các nước Mỹ Latin trong 3
mùa liên tiếp từ mùa 2018 - 2021. Có thể
thấy rằng, những động thái mạnh mẽ
liên tiếp của Facebook đã cho thấy tham
vọng trở thành một siêu đài truyền hình
tích hợp giữa công nghệ và nội dung
truyền thống.
Năm qua, Facebook còn dính vào bê
bối Cambridge Analytica lộ hơn 87 triệu
thông tin tài khoản người dùng khiến
ông chủ Mark Zuckerberg phải điều trần
trước Quốc hội về việc làm ảnh hưởng
đến kết quả cuộc bầu cử năm 2017. Sau
tất cả, Zuckerberg cũng phải thừa nhận
rằng Facebook phát triển quá nhanh,
vượt xa khả năng kiểm soát của họ.
Facebook vẫn đang bất lực trong việc
kiểm soát Fake News gây ra nhiều hậu
quả thật ngoài đời. Một câu hỏi nữa đặt
ra là Facebook sẽ quản lí ra sao với định
dạng video vốn chứa nhiều thông tin và
khả năng lan truyền rất cao. Không ít
video chính thống của Facebook bị chèn
thuyết minh phản cảm, sai sự thật
nhưng vẫn chưa thể kiếm soát triệt để.
Trước Facebook, YouTube dù đã nỗ lực
tăng cường đội ngũ kiểm duyệt, bổ sung
thuật toán nhận biết và tận dụng khả
năng “report” (báo cáo) từ cộng đồng lẫn
các nhóm tình nguyện viên chuyên đi
“gắn cờ” vi phạm, nhưng kết quả vẫn
không như mong đợi. Không những gặp
khó khăn trong việc cạnh tranh về mặt
nội dung, Facebook còn gặp phải nhiều
vấn đề về công nghệ. Nếu như truyền
hình trả tiền phát trên những thiết bị đầu
cuối, có độ phân giải cao, có thể phát
trên màn hình lớn, thì thiết bị đầu cuối
của Facebook thường là điện thoại di
động, độ phân giải không được tốt bằng
truyền hình trả tiền.
Facebook và nhiều công ty công
nghệ không ngớt vung tiền mua nội
dung và thực hiện tham vọng “gặm
bánh” của các đài truyền hình truyền
thống. Chưa rõ ai sẽ là người về đích
trước nhưng rõ ràng, cuộc chạy đua
giữa các đại gia vô hình trung lại giúp
người xem hưởng lợi. Càng nhiều nhà
cung cấp thì dịch vụ càng cạnh tranh,
càng chất lượng và người tiêu dùng sẽ
có thêm lựa chọn. Sự cạnh tranh có thể
giúp giảm chi phí dịch vụ, giúp người sử
dụng có thể xem chương trình có độ
phân giải tốt hơn, thiết bị đầu cuối thuận
tiện hơn…
DIỆP CHI
Phim
Queen America
do Facebook sản xuất
Phim
Sorry for Your Loss
không thu hút được
nhiều lượng khán giả như mong đợi
Facebook có hơn 2 tỉ người dùng trên
toàn thế giới. Thế nhưng, nếu được hỏi
thì phần lớn trong số đó đều trả lời
rằng, họ không dùng mạng xã hội này
để xem truyền hình. Việc hình thành
thói quen tiếp cận nội dung video qua
Facebook không những cần thời gian
mà còn cả những đặc sản để có thể
tranh với những đơn vị đi trước như:
YouTube, Netflix, Amazon, Sky Sport
hay BeIN Sport...