35
trái tim vào đó cho nên việc tôi ra sản
phẩm liên tục cũng chính là một điều
mà có thể có rất nhiều nghệ sĩ hát
hay nhưng lại rụt rè không dám đầu
tư, không dám làm sản phẩm. Với
tôi, mỗi ngày sống là một ngày phải
tư duy, trau dồi và nhìn nhận. Âm
nhạc đối với tôi cũng vậy, mỗi ngày
một chín hơn, mỗi ngày lại càng phải
tinh tế và phù hợp với tôi hơn. Vì vậy,
việc tôi thay đổi phong cách hay thể
loại nhạc cũng xuất phát từ việc
không cho phép bản thân bằng lòng
với chính mình và phải luôn luôn cố
gắng để “sống” trong âm nhạc.
Theo đuổi dòng nhạc nhẹ,
mới đây nhất Diệu Ly lại cho ra
một sản phẩm nhạc trữ tình, có
phải bạn muốn đổi dòng?
Tôi thấy mình đủ chín để hát
được thể loại nhạc mà mình đã yêu
thích từ lâu. Tôi rất thích trữ tình,
thích sự sâu lắng trong âm nhạc và
nghĩ rằng, nếu muốn đi đường dài
cùng âm nhạc thì cần biết sự phù
hợp nên tôi đã ra nhiều sản phẩm
với các phong cách khác nhau. Sau
Sao Mai
tôi cũng đã thử sức mình
với nhiều dòng nhạc như: pop
ballad, R&B... và đến giờ tôi thấy
mình đủ trải nghiệm để có thể hát
thêm những ca khúc trữ tình tự sự.
Tôi hi vọng, album
Hà Nội giấc mơ
tôi
vừa ra mắt vào dịp kỉ niệm 64
năm giải phóng Thủ đô sẽ được
khán thính giả yêu mến và đón nhận.
Diệu Ly thường chọn cái tôi
nghệ sĩ hay lắng nghe thị hiếu của
khán giả để hát?
Nếu để lắng nghe thị hiếu và lựa
chọn khán giả số đông thì có lẽ tôi
không hát trữ tình mà sẽ tập trung
vào nhạc thị trường vừa dễ hát, lại
đơn giản không cần tư duy nhiều,
khán giả dễ thuộc và dễ nghe. Tuy
nhiên, ở đây tôi vẫn nghĩ là cần sự
phù hợp. Muốn tồn tại và được ghi
nhận của khán giả, giới chuyên môn
và đồng nghiệp thì lại cần tư duy sâu
hơn. Tôi nghĩ, một nghệ sĩ muốn
thành công thì phải biết mình ở đâu,
hợp với hát cái gì, phải thích, phải
yêu thì mới có thể hát hay được. Tôi
chọn những ca khúc phù hợp với
giọng hát của mình để khán giải có
thể cảm nhận được âm nhạc mình
mang đến tốt nhất.
Được biết, trước khi theo học
tại Học viện Âm nhạc quốc gia,
Diệu Ly còn học về thiết kế thời
trang, bạn có thể chia sẻ về điều
thú vị này?
Đúng là trước khi học âm nhạc
tôi đã là nhà thiết kế thời trang. Từ
nhỏ, tôi rất yêu hội họa và cũng rất
may là được ưu ái khi có năng khiếu
về cả hội họa và âm nhạc. Kết quả
là tôi trở thành một ca sĩ, một nhà
thiết kế thời trang.
Vậy hai thiên hướng nghệ
thuật này có bao giờ mâu thuẫn
nhau, khiến Diệu Ly đau đầu
không biết theo con đường nào?
Đối với tôi, được biết cả âm nhạc
và hội họa là điều tuyệt vời nhất
trong cuộc đời mình. Tôi chưa khi
nào phải lăn tăn hay suy nghĩ nhiều,
bởi vì nghề nghiệp chọn mình. Cũng
may là tôi được sống với đúng nghề
mình yêu thích và được là chính
mình. Giữa hội hoạ và âm nhạc có
sự giao thoa rất lớn về cảm xúc. Việc
vẽ một bức tranh hay hát một ca
khúc với tôi đều phải thể hiện được
những rung động của cảm xúc trong
từng nét vẽ, màu sắc hay với âm
nhạc thì từng lời ca và hơi thở.
Diệu Ly có thể chia sẻ đôi
chút về kế hoạch sắp tới của
mình?
Sau album
Hà Nội giấc mơ tôi
,
được khán giả yêu thương, chia
sẻ và đón nhận, đó chính là động lực
rất lớn để tôi tiếp tục thấy mình phù
hợp và hát nhạc trữ tình. Sắp tới, tôi
hoàn thiện một album về những tình
khúc của nhạc sĩ Phú Quang. Hi
vọng khán giả sẽ yêu mến và song
hành cùng tôi trong bước đường
nghệ thuật này.
Cảm ơn Diệu Ly và chúc bạn
thành công!
THU HUỆ
(Thực hiện)
Tạm thời, tôi thấy mình bén duyên với âm
nhạc và cũng được tổ nghề thương, có
nhiều show nên ca hát vẫn đang là công
việc chính. Tuy nhiên, việc biết hội họa cũng
làm cho tôi hát hay hơn, cảm nhận ca khúc
nhạy bén hơn. Đặc biệt, tôi có thể tự mình
hoặc kết hợp với các nhà thiết kế để tạo
cho mình phong cách riêng trong những
trang phục biểu diễn.