89
một ngày. Mỗi ngày họ đều dùng bơ
thay cho dầu ăn trong việc nấu nướng.
Một cô dâu Việt duy nhất đã s ng ở
Bhutan gần 20 năm kể rằng, phải mất
cả năm trời cô mới quen được căn bếp
đậm mùi bơ của gia đình chồng. Ớt xào
bơ - món ăn được yêu thích nhất của
người Bhutan thì đến tận bây giờ cô
cũng vẫn chưa thấy… ngon vì cô không
ăn được cay và sợ bơ. Quả thực, với
người không ăn được bơ thì những
món ăn Bhutan trở nên khó khăn vô
cùng. Món nào cũng có vị ngậy ngậy,
đậm mùi bơ mà ăn từ năm này sang
năm khác sẽ rất ngấy. Ngay bữa đầu
tiên thưởng thức ẩm thực Bhutan, chưa
kịp nghe giới thiệu tôi đã vội vàng nếm
thử món ăn gần mình nhất, không ngờ
đang cho vào miệng rất nhiều lát ớt xào
bơ. Cay xè, ứa nước mắt. Đó là lần đầu
cũng là lần cu i tôi ăn món ăn nổi tiếng
nhất của vương qu c Bhutan. Thế
nhưng, tôi lại đặc biệt hâm mộ món
Shakam ema datshi - khô bò xào phô
mai. Đây là món ăn được làm từ khô
bò, một trong những loại thịt nổi tiếng
nhất ở Bhutan. Thịt bò này được sấy
khô và bảo quản nhưng do cắt dày hơn
nên nó không quá khô mà vẫn còn độ
ẩm để lưu giữ vị ngon của bò. Món
Shakam ema datshi là hỗn hợp giữa
khô bò, phô mai và bơ nấu chung nên
vừa có vị ngọt của bò, vừa có vị béo
ngậy của bơ và phô mai. Do đó, đây
luôn là món ăn đáng thử và dễ ăn đ i
với khách du lịch khi đến Bhutan.
Những ngày ở Bhutan, tôi cũng
thường làm bạn với món bánh Hoentay,
có nguồn g c từ thung lũng Haa ở
Bhutan. Hoentay tương tự như loại
bánh momo ở Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng
nhưng phần vỏ bánh được làm từ bột
kiều mạch. Các Hoentay này thường
được lấp đầy bằng hỗn hợp rau bina
hoặc lá củ cải và phô mai, chúng có thể
được hấp hoặc chiên. Đặc biệt, trên đĩa
Hoentay bao giờ cũng có một ít nước
s t ớt đặc trưng của Bhutan nên càng
khiến nhiều người mê mẩn món ăn này.
Nếu như món trà sữa phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới thì ở Bhutan
người dân lại thích u ng trà bơ Suja,
đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá.
Ngoài Bhutan thì
món trà bơ này cũng được phổ biến trên khắp Tây Tạngvà
các vùng của Nepal. Trà được làm bằng
lá trà thông thường hoặc đôi khi có
thêm các loại thảo mộc rồi khuấy tan
với bơ và một ít mu i nên vừa có vị
thơm của trà, vị béo của bơ mà chính vị
mặn mặn của mu i lại càng khiến loại
đồ u ng này ngon miệng hơn. Chắc
chắn đây là một món quà của thiên
nhiên đã trao tặng cho Bhutan. Với khí
hậu vô cùng đặc biệt của vùng núi cao,
người dân Bhutan đã nghiên cứu và
trồng rất nhiều loại trà khác nhau. Mỗi
loại trà mang một hương vị đặc biệt,
thơm ngon và hấp dẫn vô cùng. Người
dân Bhutan chỉ u ng trà nóng chứ
không u ng lạnh. Bạn có thể thử qua
trà bơ hoặc trà Tsheringma. Tôi cũng đã
nghiện trà bơ. C c trà b c khói nghi
ngút mỗi buổi sáng mai, nó thơm lưng
mui Bhutan - đo la mui cua ngot ngao,
cua sự nhe nhang thanh thoat, cua vi
đăng tra đa bi mui sưa che lâp, cua vi
chan chat con sot lai sau nhưng ngot
ngao… Với tôi, đo còn la mui vi của sự
trở về kí ức những tháng ngày lang
thang Tây Tạng. Nếu đã trải qua cái
lạnh thấu xương ở trên đỉnh núi cao
hơn 5.000m thì mới thấy giá trị của c c
trà bơ nóng hổi. Cơ thể được ấm dần
lên qua từng ngụm trà nóng bỏng, thơm
ngậy. Cùng với trà bơ, tôi đã vượt qua
được cái lạnh và ch ng chọi được với
tình trạng cơ thể mệt mỏi vì không khí
loãng khi ở Tây Tạng. Vì vậy, khi u ng
trà bơ ở Bhutan tôi như được gặp lại c
nhân vậy.
Chia tay Bhutan, chúng tôi không
quên mang về bột nghệ, bột trầm
hương, trà Safoon, hoa quả khô, bột
gạo đỏ, mật ong rừng... để làm quà và
cũng như để cất giữ cho riêng mình
những hương vị đặc trưng của xứ sở
độc đáo này.
Bài và ảnh:
MAI CHI
Một bữa ăn chay của gia đình người Bhutan
Món trà bơ và món súp lúa mạch
cho bữa điểm tâm buổi sáng
Món ớt xào bơ được
người dân Bhutan yêu thích
Mật ong Bhutan có vị ngon đặc biệt