48
PHÍA SAU MÀN HÌNH
ĐA DẠNG HÌNH THỨC
VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tình trạng khai thác, sử dụng trái
phép các tác phẩm báo chí diễn ra ngày
càng nhiều. Đấy là chưa kể những
trường hợp đã “xào nấu”, “gia giảm” ít
nhiều (như đổi tên bài viết, thay tên tác
giả, cắt bớt bài, thêm chút ít nội dung
được lấy từ nguồn khác...) mà để phát
hiện ra đòi hỏi phải có sự kiểm tra, đ i
chiếu. Từng có thời gian, các báo Tuổi
trẻ, Dân trí, Năng lượng mới và trang
petrotimes.vnđã có bài viết thể hiện sự
bức xúc trước hành vi tự ý khai thác lại
tin bài của trang tin
baomoi.com.Đầu
năm 2017, báo Quảng Ngãi đã phải
“lên tiếng” về việc một s trang tin
như:
Vnntimes.com,
VNTin24h.com quangngaichannel.net... tự ý lấy tin bài,
ảnh từ báo Quảng Ngãi, Thông tấn
xã Việt Nam, Lao động, Người Lao
động, Dân Việt. Gần đây, Đài Truyền
hình Việt Nam đã phải kiến nghị Cục
Phát thanh - truyền hình & TTĐT xử lí ba
trang web vì hành vi tương tự (gồm: báo
V.B.vn, báo
S.H.vnvà
baomoi.com,
trong đó một trang tin đã bị xử phạt 20
triệu đồng).
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí
không chỉ là hoạt động truyền thông,
chính trị - xã hội, mà còn là hoạt động
kinh tế. Đây là một loại hàng hoá đặc
biệt mà giá trị phụ thuộc vào năng lực
của người làm báo và uy tín của tờ báo.
Giá trị của bài báo, bức ảnh, chương
trình truyền hình không nằm ở độ dài bài
viết, độ nét của bức ảnh, thời lượng của
chương trình truyền hình, mà nằm ở giá
trị thông tin truyền tải, ở tính nghệ thuật
và danh tiếng của tác giả cũng như uy
tín của cơ quan báo chí. Nhiều cơ quan
báo chí, trang tin điện tử đã tự ý khai
thác nội dung của báo bạn vì mu n giảm
kinh phí, vì không đủ phóng viên có
năng lực thực hiện các bài viết và đôi khi
cũng không nghĩ rằng việc làm của mình
ảnh hưởng đến hoạt động của báo bạn.
Thậm chí, nhiều người trong s họ còn
cho rằng, việc đăng lại bài của cơ quan
báo chí khác chính là giúp phát triển cho
các báo đó. Nhưng quan điểm này là sai
lầm. Nguồn kinh phí thu được của báo
chí thường dựa trên hai phương thức cơ
bản: s lượng phát hành và kinh phí
quảng cáo. Cả hai phương thức này đều
phụ thuộc vào lượng độc giả, khán giả
hoặc lượng truy cập. Việc sao chép,
“xào nấu” lại các tin bài, sản phẩm báo
chí sẽ tác động trực tiếp vào lượt truy
cập bài nguyên g c. Điều này sẽ tạo ra
một sân chơi thiếu bình đẳng, thiếu
trung thực.
Ở góc độ quyền nhân thân, báo chí
là một quá trình sáng tạo tác phẩm. Việc
thực hiện tác phẩm báo chí vừa là hoạt
động có tính nhiệm vụ, vừa có tính cảm
hứng cá nhân. Một mặt, nhà báo phải
tuân thủ kế hoạch tuyên truyền của tòa
soạn về tiến độ thực hiện, kh i lượng tin
Bản quyền tác phẩm báo chí
CÂU CHUYỆN GIỮA
NHỮNG “NGƯỜI ANH EM”
TÌNH TRẠNG MỘT SỐ CƠ QUAN BÁO CHÍ, TRANG TIN ĐIỆN TỬ XÂM PHẠM
BẢN QUYỀN TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ KHÁC
KHÔNG PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG MỚI TẠI VIỆT NAM. GẦN ĐÂY, TÌNH TRẠNG
NÀY DIỄN RA KHÁ PHỔ BIẾN, TUY NHIÊN, BẢO VỆ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM
BÁO CHÍ LÀ VIỆC KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN VỚI CẢ CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH
VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN.
Phim
Người phán xử
bị nhiều
đơn vị sử dụng trái phép