Table of Contents Table of Contents
Previous Page  34 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 34 / 92 Next Page
Page Background

34

VĂN HÓA & GIẢI TRÍ

MANTA RAY

Tác phẩm của đạo diễn Phuttiphong

Aroonpheng vừa đoạt giải Phim hay

nhất tại Liên hoan phim Venice 2018.

Manta Ray

là câu chuyện về một ngư

dân người Thái tình cờ bắt gặp và cứu

giúp một người đàn ông người Rohingya

bị sóng đánh trôi dạt vào bờ. Dù không

hiểu được ngôn ngữ của nhau nhưng

người ngư dân vẫn cưu mang người bị

nạn và đặt cho cái tên Thái là Thongchai.

Nhưng rồi một lần ra khơi, người ngư

dân không quay trở về nữa. Thongchai

bắt đầu tiếp nhận cuộc s ng của bạn

mình, từ nhà cửa, công việc, thậm chí

cả vợ của anh ấy… Bộ phim dựa trên

câu chuyện có thật về những ngôi mộ

tập thể chứa hơn 30 thi thể người di cư

Rohingya được phát hiện tại một trại

buôn người gần biên giới Thái Lan,

nhưng nguyên nhân gây tử vong đến

giờ vẫn là một ẩn s . Tờ Hollywood

Reporter đã ca ngợi

Manta Ray

là một

tác phẩm đầy tính nhân văn, thể hiện

tiếng nói mạnh mẽ về quyền con người.

Phuttiphong Aroonpheng được biết đến

là một nhà quay phim và đạo diễn một

s phim ngắn đã được chiếu tại các

LHP như Busan, Rotterdam, Hamburg

và Singapore.

Manta Ray

là bộ phim dài

đầu tiên của anh trong vai trò đạo diễn.

LAST LIFE IN THE UNIVERSE

(CUỘC SỐNG CUỐI CÙNG

TRONG VŨ TRỤ)

Bộ phim của đạo diễn Pen-Ek

Ratanaruang kể về một chàng trai

người Nhật làm việc tại Trung tâm giao

lưu văn hoá Việt - Nhật tại Bangkok. Kín

đáo và ít nói, anh luôn tưởng tượng ra

cách để chấm dứt cuộc đời mình. Trái

ngược với anh là một cô gái bán dâm

người Thái đang nỗ lực để cứu s ng

đứa em gái của mình. Họ tình cờ gặp

nhau trong một hoàn cảnh éo le và đã

làm thay đổi cuộc đời của nhau. Bộ

phim nói về sự s ng và cái chết, cách

mà s phận đem những “vũ trụ” tưởng

chừng như sắp sụp đổ tới gần nhau.

Last Life In the Universe

đã giành được

nhiều giải thưởng danh giá như: Nam

diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Venice

2003, giải Ban giám khảo tại LHP

Fant - Asia 2003.

UNCLE BOONMEE WHO CAN

RECALL HIS PAST LIVES

(BÁC BOONMEE)

Bộ phim của đạo diễn Apichatpong

Weerasethakul được xem là niềm tự

hào của điện ảnh Thái Lan cũng như

điện ảnh châu Á khi đoạt giải Cành cọ

vàng tại LHP Cannes 2010, đồng thời

liên tục góp mặt trong danh sách các bộ

phim xuất sắc được các nhà phê bình

điện ảnh bình chọn. Đây là một bộ phim

đậm chất thiền và triết học, kể về những

ngày cu i cùng của một người đàn ông

đang hấp h i được gặp lại linh hồn vợ

và con trai quá c của mình. Bao trùm

cả bộ phim là những bóng ma, nỗi sợ

trước cái chết và sự trăn trở, ân hận bởi

những gì đã qua trong quá khứ. Cho

đến cảnh cu i phim, cái chết được chấp

nhận một cách nhẹ nhàng và yên tĩnh

thay vì sợ hãi hay ch i bỏ. Dù nói về cái

chết nhưng

Uncle Boonmee Who can

Diện mạo của điện ảnh Thái

TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐIỆN ẢNH THÁI LAN ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ, VƯỢT XA CÁC QUỐC

GIA KHÁC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á. CÁC NHÀ LÀM PHIM THÁI

RẤT GIỎI TRONG VIỆC LỒNG GHÉP NHỮNG YẾU TỐ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ

VÀ CẢ NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HIỆN TẠI CỦA ĐẤT NƯỚC

VÀO TRONG TÁC PHẨM CỦA MÌNH. CÙNG ĐIỂM LẠI MỘT SỐ BỘ PHIM

GIÚP ĐỊNH HÌNH DIỆN MẠO CỦA ĐIỆN ẢNH THÁI TRÊN CÁC ĐẤU

TRƯỜNG QUỐC TẾ.

Phim

Manta Ray