73
gây ác cảm và nỗi lo sợ cho người
thân xung quanh mình. Tuy nhiên, từ
trong sâu thẳm tâm hồn, trái tim bà mẹ
ấy, vẫn luôn là những tình cảm yêu
thương dành cho con cái. Điều đó tạo
ra mâu thuẫn trong chính con người
bà, trong ứng xử hàng ngày.
Theo tôi, đây là bà mẹ chồng có rất
nhiều tính cách đan xen, vừa đáng
thương vừa đáng trách. Bà Hà không
hẳn là người ác nhưng cũng không
phải là mẫu mẹ chồng chịu thương
chịu khó, hi sinh như nhiều nhân vật
mẹ chồng trên màn ảnh khác. Những
người phụ nữ như bà Hà đã trải qua
một thời kì sống vất vả, khó khăn, phải
chịu đựng sự khắc nghiệt của cuộc
sống mưu sinh mang lại nên tâm tính
mới có những bức xúc, khó chịu. Tôi
thấy đó là một mẫu hình phụ nữ điển
hình của những người đã trải qua thời
kì bao cấp. Có thể khán giả trẻ ngày
nay sẽ thấy đó là một bà mẹ chồng hơi
quá, nhưng với lứa tuổi 40 trở lên,
từng sống qua thời kì bao cấp như tôi
đều sẽ bắt gặp đâu đó những bà mẹ
như thế.
Tôi rất khâm phục diễn xuất của
diễn viên Diệu Thuần. Với lối diễn nội
tâm sâu sắc, bà đã khiến cho nhân vật
mang nét riêng, biểu cảm và cuốn hút.
Dù trước đây, nữ diễn viên chuyên
đóng các vai quê mùa, hiền lành
nhưng với nhân vật bà Hà có phần cay
nghiệt trong
Hạnh phúc không có ở
cuối con đường
, ta vẫn cảm thấy được
cái tình, cái lí trong sâu thẳm con
người của nhân vật. NSƯT Diệu Thuần
đã hoàn toàn thuyết phục tôi trong
những trường đoạn diễn tả tâm lí của
một bà mẹ có trái tim yếu mềm, cô đơn
đến tuyệt vọng được ẩn giấu đằng sau
vỏ bọc cứng rắn, khắc nghiệt.
Trong hiểu biết của tôi, khi làm
phim, các đạo diễn đều muốn xây
dựng nhân vật gần với đời sống nhất.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong xã hội, ở
đâu cũng sẽ có người thế này thế kia
nhưng chắc chắn sự ác nghiệt không
phải là chuyện điển hình. Hơn nữa, khi
khắc họa tính cách nhân vật quá lên,
quá ác thì đôi khi lại có tác dụng
ngược. Khắc họa vừa đủ thì nhân vật
tiêu biểu sẽ khiến người xem nhớ hơn,
nhưng đẩy lên quá tàn nhẫn lại khiến
khán giả dị ứng với những nhân vật
mất hết tình người, bất kể họ là những
bà mẹ chu toàn cho gia đình. Thực tế,
người Việt Nam vốn trọng tình nên dù
có thế nào thì người mẹ luôn cố gắng
để giữ hòa khí trong gia đình. Nhất là
trong thời đại bây giờ, họ rất ít con, các
bà mẹ thường nhịn đi, sẵn sàng hi
sinh, giữ sự yên ấm và chọn xu hướng
sống hiện đại hơn.
Tôi nghĩ rằng, trách nhiệm của
người làm phim là đưa ra những
chuẩn đạo lí để người xem có so sánh
mà tìm ra được cách sống, cách ứng
xử của chính mình. Việc khắc họa hình
tượng nhân vật các bà mẹ ghê gớm,
độc đoán trên màn ảnh có thể làm cho
bộ phim kịch tính hơn nhưng không
nên lạm dụng. Bởi điều đó có thể khiến
cho mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
vốn sẵn định kiến lại càng trở nên định
kiến hơn. Và nguy cơ có thể đẩy các bi
kịch gia đình lên cao trào, khó tìm ra
hướng giải quyết.
Tôi đã xem một chương trình nói về
bộ phim
Hạnh phúc không có ở cuối
con đường
, trong đó chia sẻ của diễn
viên Diệu Thuần khiến tôi rất tâm đắc:
“Dù cuộc sống có hiện đại bao nhiêu,
thì có một thứ không thể thay đổi
được, đó là tình yêu, đạo đức của con
người, là lòng nhân hậu”. Và tôi cũng
tin rằng, những hình tượng người mẹ
như bà Hà, dù phần nào gây ác cảm
nhưng vẫn đáng được thông cảm và
yêu mến. Người nghệ sĩ giỏi là tạo ra
những nhân vật đa chiều một cách
thuyết phục, khiến người xem thấy
bực nhưng vẫn thương, khó chịu
nhưng vẫn tôn trọng. Và phim truyền
hình, dòng phim dành cho đa số khán
giả khắp cả nước rất cần những mẫu
nhân vật điển hình như thế. Tôi vẫn
tiếp tục yêu thích, ủng hộ phim Việt và
mong những người nghệ sĩ đáng quý
như NSƯT Diệu Thuần, NSND
Lan Hương… sẽ có thêm nhiều vai
diễn hay.
Bùi Thị Hải
(Nam Đàn, Nghệ An)
NSƯT Diệu Thuần vai bà Hà với tính cách đa chiều, phức tạp trong phim
Hạnh phúc không có ở cuối con đường