90
THÔNG TIN
Hà Nội hướng tới 10 năm xây dựng nông thôn mới
ĐAN PHƯỢNG:
GIỮ VỮNG VỊ TRÍ TIÊN PHONG
Đ
ược biết, khi bắt tay
vào xây dựng nông
thôn mới (NTM) Đan
Phượng là huyện có
xuất phát điểm thấp so với
bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng NTM, bình quân các
xã chỉ đạt 10/19 tiêu chí. Hạ
tầng kinh tế xã hội chưa
đồng bộ, sản xuất chưa
phát triển, việc đầu tư công
nghệ vào sản xuất và bảo
vệ môi trường còn hạn chế,
thu nhập bình quân năm
2010 chỉ đạt 13,7 triệu đồng/
người/năm… Xác định xây
dựng NTM là chương trình
trọng điểm nhằm phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn,
vì vậy, ngay từ những ngày
đầu thực hiện, chương trình
đã được các cấp ủy Đảng,
chính quyền từ huyện đến
xã quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo điều hành quyết liệt, sát
sao với những bước đi,
cách làm chủ động, sáng
tạo… Kết quả, Đan Phượng
đã xây dựng NTM đạt và
vượt mục tiêu đề ra. Đến
năm 2015, huyện đã hoàn
thành chương trình xây
dựng NTM trên địa bàn với
15/15 xã đạt 19 tiêu chí;
Đan Phượng là huyện đầu
tiên của Thành phố được
Thủ tướng Chính phủ công
nhận huyện đạt chuẩn nông
thôn mới. Kinh tế phát triển,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, tỉ trọng ngành
nông nghiệp giảm từ
14,24% năm 2010 xuống
còn 8,6% năm 2018. Các
điểm công nghiệp, làng
nghề được xây dựng và mở
rộng, thu hút hàng nghìn lao
động. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2018 đạt
47,9 triệu đồng (tăng 3,5 lần
so với năm 2010).
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội phát triển nhanh, nổi bật là
hệ thống đường giao thông
trục xã, liên xã, trục thôn, ngõ
xóm. Trong 10 năm, huyện đã
đầu tư xây dựng 41,05km
đường trục xã, 87,64km
đường trục thôn, 139,1km
đường ngõ xóm, 102,7km
đường giao thông nội đồng,
nâng tổng số đường trục xã là
50,57km, đường trục thôn là
133,7km, đường ngõ xóm là
198,5km, đường trục chính
nội đồng 113,72km. Các
tuyến đường đều được bê
tông hóa và nhựa hóa.
Chất lượng giáo dục đào
tạo ngày càng được nâng
lên, 15 xã có 44/48 trường
học đạt chuẩn quốc gia (tăng
11 trường so với năm 2010
và 9 trường so với năm
2015); trong đó có 4 trường
tiểu học đạt chuẩn mức độ
2. Mô hình bác sĩ gia đình
triển khai hiệu quả tại xã Tân
Hội và đang được nhân rộng
trong toàn huyện, tỉ lệ người
dân tham gia BHYT đạt
87,6% (tăng 55,6% so với
năm 2010, tăng 24,6% so
với năm 2015). Đặc biệt, đến
tháng 5/2019, 3 xã: Đan
Phượng, Song Phượng,
Liên Trung là những xã đầu
tiên của Thành phố Hà Nội
được công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng
cao.
Phát biểu tại hội nghị,
Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy Ngô Thị Thanh
Hằng nhấn mạnh việc tổ
chức hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện Chương trình
02 của Thành ủy tại huyện
Đan Phượng được diễn ra
vào thời điểm Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân
huyện đang tập trung phấn
đấu thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng năm
2019, để tổ chức thành công
Đại hội Đảng các cấp tiến tới
Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2020-2025;
phấn đấu xây dựng huyện
Đan Phượng phát triển
thành Quận… Trước yêu
cầu nhiệm vụ đó, đồng chí
Trưởng ban Chỉ đạo
Chương trình số 02-CTr/TU
của Thành ủy đề nghị huyện
tiếp tục giữ vững phong độ
và vị trí tiên phong, mang
tính dẫn dắt trong thực hiện
Chương trình của Thành ủy
và cuộc vận động toàn dân
chung sức xây dựng NTM
và đô thị văn minh; đẩy
mạnh hơn nữa việc xây
dựng các xã NTM nâng cao,
nhằm chuẩn bị trước một
bước cho việc phát triển từ
huyện lên Quận trong tương
lai gần.
P.V
Trang thông tin có sự phối
hợp của Sở Nông nghiệp &
PTNT Hà Nội
VỪA QUA, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ
02-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ “PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, TỪNG
BƯỚC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN”, TRAO BẰNG
CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG
CAO NĂM 2018. ĐỒNG CHÍ NGÔ THỊ THANH HẰNG, ỦY
VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
THÀNH ỦY, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH SỐ
02-CTR/TU DỰ HỘI NGHỊ.
Phó bí thư thường trực Ngô Thị Thanh Hằng tại hội nghị huyện Đan Phương