Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

-300 mét so với mực nước biển. Quả

thực, tôi đã rất hồi hộp trước khi đồng

hành cùng các công nhân mỏ ở đây,

những người vốn “sống ở dương gian,

làm việc ở âm phủ”. Thời gian để

chúng tôi tác nghiệp thực sự không

nhiều, gần như không có thời gian để

trau chuốt, ghi hình nhiều lần vì tất cả

công nhân đều rất vội vàng vào ca làm

việc. Chỉ cần muộn vài phút là có thể

ảnh hưởng đến việc chấm công của họ

trong ca làm việc hôm đó. Vì thế,

chúng tôi phải bàn bạc rất kĩ với nhau,

với nhân vật để tính toán các góc di

chuyển tốt nhất. Riêng tôi thì lúc đó chỉ

cầu trời đừng nói nhịu, dẫn vấp… Rất

may, mọi việc đều suôn sẻ.

Linh Thủy chia sẻ rõ hơn về

công việc của những người thợ lò

mà bạn đã được mục sở thị?

Ngày làm việc tại mỏ kéo dài 24/24,

chia làm 3 ca, mỗi ca 8 tiếng. Công

nhân mỏ hầm lò có đặc thù riêng so

với công nhân mỏ lộ thiên. Trước khi

vào ca, mỗi thợ lò đều nhận quần áo

bảo hộ, trang thiết bị cần thiết như:

đèn, bình tự cứu, tuyệt đối tuân thủ các

quy định đảm bảo an toàn. Họ hô khẩu

hiệu “An toàn” trước mỗi ca. Đây là

truyền thống của mỏ, cũng là lời khẳng

định: “An toàn số 1, sản xuất số 2”. Mỗi

người được cấp bánh mì và sữa để ăn

giữa ca. Trước khi xuống lò, toàn bộ

công nhân sẽ qua cửa kiểm tra an

ninh, không được mang điện thoại hay

bất cứ vật dụng gì có thể phát nổ hoặc

tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Thợ lò đi

“thang cũi” xuống -300m, từ đó “hành

quân” theo các đường lò tỏa đi khắp

lòng đất, tổng số khoảng hàng trăm

cây số tới các lò chợ, nơi trực tiếp khai

thác than. Dù công nghệ khai thác hiện

đại, giảm thời gian và tiết kiệm công

sức nhưng công việc của những thợ

lò  vẫn rất vất vả trong môi trường làm

việc độc hại, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ekip chắc hẳn đã rất khó khăn

trong việc ghi hình và đảm bảo sự

an toàn cho người và thiết bị?

Đây là lần đầu tiên tôi đi vào hầm

than, mà lại xuống một trong những

hầm sâu nhất Việt Nam hiện nay. Thực

sự lúc đầu cũng lo lắng. Một phần vì

tâm lí đây là môi trường độc hại, nguy

hiểm. Một phần vì cách thể hiện của

Việt Nam thức giấc

với cách làm mới,

thoát li hoàn toàn lối làm phóng sự bản

tin thông thường.

Chúng tôi có mặt tại địa điểm quay

từ 4h sáng để đi theo nhân vật từ bến

xe cho tới khi vào nơi họ làm việc.

Hình ảnh những người thợ lò đen

nhẻm, chỉ nhìn rõ 2 con mắt và nụ

cười là điều khiến bất cứ ai lần đầu

xuống hầm lò đều bị ấn tượng mạnh.

Như đã chia sẻ, chúng tôi cũng được

trang bị quần áo bảo hộ giống như một

thợ lò thực thụ và cố gắng tính toán

cẩn thận từng góc quay chuẩn xác,

từng lời dẫn hay phỏng vấn để không

phải làm đi làm lại, ảnh hưởng đến tiến

độ công việc của đông đảo công

nhân trong hầm sâu.

Có vẻ như Linh Thủy đang rất

hào hứng với những hành trình của

Việt Nam

thức giấc?

Việt Nam thức giấc

là tiểu mục mới

trong chương trình

Chào buổi sáng

format mới, vừa chính thức ra mắt

khán giả từ đầu tháng 8 vừa qua. Đây

quả là “mảnh đất” cho những phóng

viên trẻ như  tôi được thử sức và phải

làm mới mình, thay vì quen với những

phóng sự kinh tế vĩ mô như thông

thường.

Việt Nam thức giấc

làm theo

hướng truyền hình thực tế, cố gắng

liền cú máy chứ không cắt dựng như

các phóng sự. Chúng tôi có 3 lát cắt

phát sóng vào 3 khung giờ trong suốt

90 phút của chương trình

Chào buổi

sáng

. Mỗi lát cắt là một câu chuyện ở

một bối cảnh khác nhau. Phóng viên

sẽ có mặt ở khắp nơi, phản ánh không

khí buổi sáng với những câu chuyện

bình dị nhưng đem lại hứng khởi ngày

mới cho người xem.

Ngoài chuyến tác nghiệp đáng

nhớ này, bạn còn có những chuyến

đồng hành ấn tượng cùng

Việt Nam

thức giấc

nào khác?

Cũng trong chuyến đi Quảng Ninh

này, tôi có thực hiện thêm một số

Việt

Nam thức giấc

với những người lính

biên phòng gác biển ở mũi Sa Vĩ, điểm

cuối của đường biên giới trên bộ, điểm

đầu của đường biên giới trên biển ở

cực Đông Bắc của đất nước. Ngày

chúng tôi đến tác nghiệp thì đúng thời

điểm có bão. Cứ quay được vài phút

thì trời lại mưa gió rất to. Chúng tôi mất

khá nhiều thời gian “chết” do thời tiết

quá bất lợi nhưng cuối cùng chúng tôi

vẫn hoàn thành kịch bản như mong

muốn nhờ sự hỗ trợ rất nhiệt tình của

lực lượng biên phòng.

Cảm ơn Linh Thủy!

Ngọc Mai

(Thực hiện)

Cùng công nhân chuẩn bị xuống hầm lò

Phỏng vấn thợ lò dưới độ sâu 300m