69
sạn… của Anthony Bourdain đã truyền cảm
hứng mạnh mẽ, tạo sức ảnh hưởng to lớn
đến những người tiếp bước ông trên con
đường khó khăn mà đầy hứng khởi.
Dù vẫn vấp phải không ít ý kiến trái
chiều, nhưng khó ai có thể phủ nhận rằng,
những cuộc thi truyền hình thực tế kịch
tính, gay cấn, nhiều nước mắt, lắm nụ cười
đã góp phần quan trọng làm nên bước đột
phá cho các chương trình ẩm thực. Bếp
trưởng kiêm nhà sản xuất tài năng Gordon
Ramsay là một “công thần” với quyền lực
rất lớn ở lãnh địa bếp núc. Những chương
trình có ông góp mặt hoặc tham gia xây
dựng ý tưởng, sản xuất đóng góp số lượng
khán giả khổng lồ cho kênh Fox, làm nên
loạt format được hàng loạt quốc gia trên
thế giới đổ xô săn đón, thực hiện tiêu biểu
như
MasterChef
(Vua đầu bếp). Chỉ tính
trong bảng xếp hạng Top 5 chương trình
ẩm thực ăn khách nhất tại nước Mỹ,
Gordon Ramsay và kênh Fox đã chiếm tới
4 vị trí bao gồm
24h to Hell and Back
(24h
thoát khỏi địa ngục
- xếp thứ nhất),
Hell’s
Kitchen
(Căn bếp kinh hoàng - xếp thứ 3),
MasterChef Junior
(
Vua đầu bếp nhí
- thứ
4) và
MasterChef
(thứ 5). Sản phẩm duy
nhất chen được vào trong Top 5 mà không
có bóng dáng Gordon Ramsay là phiên bản
Mỹ của cuộc thi làm bánh dành cho người
không chuyên mang tên
The Great
American Baking Show
. Ở mảng thi thố tài
năng,
Top Chef
(Đầu bếp thượng đỉnh) của
kênh Bravo, tuy không còn giữ được vị trí
đầu bảng về số lượng khán giả nhưng vẫn
là một tượng đài vững vàng, một biểu
tượng cho sự chuẩn mực trong cách thiết
kế, xây dựng format. Với
Top Chef,
những
kĩ nghệ đỉnh cao của bếp trưởng, các công
thức chế biến, pha trộn món ăn, sự sáng
tạo không giới hạn của mỗi người chơi
khiến cho người xem khó lòng rời mắt.
Danh hiệu, thứ hạng từ
Top Chef
cũng là
niềm tự hào đối với bất kì ai tham gia
cuộc thi.
Sự phát triển như vũ bão của chương
trình truyền hình ẩm thực mang đến khối
lợi nhuận cùng tầm ảnh hưởng rất lớn cho
các nhà sản xuất, những nhà sáng tạo
format, các ngôi sao dẫn dắt chương
trình… Từ năm 2005 đến nay, ước tính
Gordon Ramsay đã thực hiện khoảng 620
tập phát sóng cho các chương trình mà
ông hợp tác cùng hãng Fox. Một đế chế
thực sự đã được bếp trưởng danh tiếng
này gây dựng trải khắp hai bờ Đại Tây
Dương với chuỗi nhà hàng, những cuốn
sách, kinh doanh thương hiệu, nhượng
quyền… Gordon Ramsay là cái tên nổi bật
trong danh sách 20 nhân vật quyền lực
nhất của thế giới ẩm thực truyền hình. Một
số cái tên quen thuộc khác phải kể tới
người dẫn dắt quen thuộc của
Top Chef
-
Padma Lakshmi, David Gelb (nhà sáng tạo
hàng loạt bộ phim, chương trình nổi tiếng
làm nền tảng cho bước phát triển về ẩm
thực của Netflix) hay siêu mẫu Chrissy
Teigen - thần tượng mới của giới trẻ về xu
hướng nấu nướng hiện đại, lành mạnh…
Trong Top 20 cũng có sự xuất hiện của
những nhân vật đặc biệt, khi ẩm thực chỉ là
một nhánh nhỏ trên con đường sự nghiệp
nhưng lại mang đến quá nhiều đam mê
khiến cho họ dù có đang tiến xa đến đâu
cũng tìm cách để trở lại với những câu
chuyện bếp núc. Câu chuyện này thuộc về
đạo diễn kiêm diễn viên nổi tiếng Jon
Favreau. Năm 2004, ông đã cùng với đồng
nghiệp làm bộ phim hài mang tên
Chef
. Ý
tưởng từ phim khiến 15 năm sau dù rất bận
rộn với các vai diễn và cả trọng trách đạo
diễn
The Lion King
, Jon Favreau vẫn thực
hiện cho bằng được series
The Chef Show
(Chương trình của bếp trưởng) với sự góp
mặt của những ngôi sao thân thiết với Jon
trong thời gian tham gia loạt phim siêu anh
hùng Marvel như: biệt đội Avengers, nữ
diễn viên Gwyneth Paltrow.
NHÃ KHANH
(Theo Hollywood Reporter)
Các giám khảo nổi tiếng của chương trình
Top Chef
The Chef Show
với nhân vật khách mời Gwyneth Paltrow