Table of Contents Table of Contents
Previous Page  47 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 92 Next Page
Page Background

47

những kĩ năng sống mà họ hoàn toàn

thiếu hụt. Đôi bạn ấy sống thật với cảm

xúc của mình, đôi khi thái quá. Biên kịch

Nguyễn Thủy chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ,

đó mới là thế giới thực sự của của

những cô cậu mới lớn: đầy rắc rối, hỗn

loạn. Chúng tôi không định xây dựng

Bảo và Dương như những hình mẫu

hoàn hảo với cách hành xử hoàn hảo,

mà họ, giống như bao cô bé, cậu bé

ngoài kia, bước vào đời với những bồng

bột và sai lầm, có phần ảo tưởng sức

mạnh. Phải khi trải qua những va vấp,

đối diện nỗi buồn, sự mất mát và cả sự

tan vỡ, dần dần họ mới dần trưởng

thành và hiểu về những giới hạn trong

cuộc sống”.

Ánh Dương là vai diễn đầu tiên của

Bảo Hân trong sự nghiệp diễn viên.

Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng chia sẻ:

“Thời gian đầu, Hân rất bỡ ngỡ, các

thành viên trong đoàn phim đã nhiệt

tình giúp đỡ Dương. Quay lần một

chưa được, mọi người hỗ trợ cháu

quay lại lần hai, ba, bốn. Bảo Hân đã

nhìn thấy sự giúp đỡ và nỗ lực của mọi

người, cháu ý thức tốt hơn cộng với

năng khiếu đặc biệt của bản thân giúp

Hân vào vai rất ngọt”.

NHỮNG THAY ĐỔI GIỮA CHỪNG

So với dự định ban đầu,

Về nhà đi

con

dài 60 tập. Nhưng trong quá trình

sản xuất tại hiện trường, ekip làm phim

đã ngồi lại cùng bàn bạc, cân đối và tính

toán lại những chất liệu nội dung của

kịch bản cũng như thời lượng cố định

của khung giờ phát sóng

Về nhà đi con

.

Thời điểm quay được hơn nửa phần

phim, quyết định được đưa ra, phim sẽ

dài 85 tập. Câu chuyện phim trong 25 tập

cuối có thêm nhiều yếu tố bất ngờ. Nhã -

nhân vật mới xuất hiện - đã làm thay đổi

nhận thức của mỗi nhân vật để họ tìm ra

được giá trị riêng của mình. Quỳnh Nga

vào vai nhân vật người thứ ba gây nhiều

bức xúc cho khán giả nhất, thậm chí

nhiều người không phân biệt giữa nhân

vật trong phim và diễn viên ngoài đời nên

có những cách nói về Quỳnh Nga rất tệ.

Khải (do diễn viên Trọng Hùng đóng)

là nhân vật có sự thay đổi về ngoại hình

nhiều nhất trong phim. Sau khi ra tù,

Khải trở lại, chỉ xuất hiện rất ngắn nhưng

gây ấn tượng với vẻ ngoài tươm tất, vóc

dáng gọn gàng, lịch sự, khác hẳn với

Khải “mũ cối”, to béo và râu ria bụi bặm

trước đó. Đó là dụng ý của nam diễn viên

Trọng Hùng. Anh muốn, sau thời gian ở

tù, Khải đã thực sự hối lỗi và rèn luyện

bản thân. Vì thế, Trọng Hùng đã nỗ lực

tập luyện kết hợp với chế độ ăn giảm cân

và đã giảm 7 kg so với thời điểm đầu

tham gia

Về nhà đi con

.

NHỮNG “CƠN SÓNG” PHẢN HỒI

Với câu chuyện gần gũi, dung dị và

cách kể hấp dẫn,

Về nhà đi con

đã chạm

đến cảm xúc của nhiều tầng lớp khán giả

ở các lứa tuổi khác nhau. Những “cơn

sóng” phản hồi dõi theo từng tình tiết,

từng diễn biến của mỗi nhân vật trong

từng tập phim lúc cao trào, lúc êm ái, lúc

dữ dội, giận dữ lúc đầy yêu thương, cảm

thông. Họ bàn tán, trao đổi, thậm chí

tranh luận gay gắt về cách hành xử của

nhân vật.

Về nhà đi con

đã xây dựng một

câu chuyện với những nhân vật có tính

chân thực và đời sống nhất có thể, với

cả ưu và khuyết điểm, những điều đáng

thương cũng như đáng giận nên khán

giả có thể yêu - ghét là chuyện bình

thường. Tất cả những màn tình cảm

xoay chiều ấy chứng tỏ khán giả vẫn còn

lo lắng, hi vọng và thấp thỏm với hành

trình của nhân vật, những người làm

phim sẽ không thấy chính mình cô đơn

nữa, vì họ có khán giả đồng hành. Và

như chia sẻ của biên kịch Nguyễn Thủy,

thông điệp của bộ phim là: “Hành trình

của tất cả các nhân vật

Về nhà đi con

hành trình không ngừng sửa sai và thay

đổi để tìm đến phiên bản tốt nhất của

bản thân mình”. Điều đó khiến bộ phim

không chỉ rất nhân văn mà đầy tính

thuyết phục.

HIỀN NGUYÊN

Nhân vật Dương tạo ra

nhiều phản hồi của khán giả

Quỳnh Nga vai Nhã (phải) được casting ở thời điểm phim đang quay

Khải là nhân vật có sự thay đổi vẻ ngoài nhiều nhất