Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

đã phải lấy trấu rải lên các đoạn đường

khó đi, kê thêm ván và gạch vào các

đoạn bị sạt.

Từ điểm dừng xe máy vào đến bản

Lùng phải thêm 4km đi bộ nữa. Tất cả

đều là đường đèo suối, rất nhiều đá và

sỏi cùng bùn lầy do cơn lũ để lại.

Không ai còn nhận ra sự sống đã từng

diễn ra tại khu vực đường dẫn vào bản

Lùng. Quay phim Nam Việt và kĩ thuật

Việt Thanh gần như kiệt sức. Cũng

may mắn là chúng tôi nhờ được một

người địa phương vác hộ chân máy và

ba lô đồ dùng, máy tính, các thứ đó

cộng lại cũng gần 20kg. Thêm vào đó,

thời tiết ngày hôm ấy tuy đã hết mưa

nhưng nắng rất gắt, sự oi bức sau mỗi

trận mưa lớn dường như khiến cho

sức khỏe của mọi người càng xuống

sức. Thiếu nước uống, anh Việt Thanh

chủ động đi xin nước của người dân,

uống xong hỏi nước mọi người lấy ở

đâu, lúc đó mới biết nước họ múc ở

rãnh cạnh suối sau nhà. Đúng là nhà

cửa mất hết thì lấy đâu ra nước sạch.

Sau khi nắm bắt tình hình, quay phim,

phỏng vấn, chúng tôi lại nhanh chóng

di chuyển về thành phố Yên Bái để gửi

tin bài cho bản tin 19h. Cả đoàn rất mệt

nhưng bù lại, đã hoàn thành nhiệm vụ,

đưa được những hình ảnh bão lũ chia

sẻ với đồng bào cả nước.

Những hình ảnh đổ nát, tan

hoang do mưa lũ tàn phá mà ekip

ghi được trong chuyến tác nghiệp

thực sự khiến người dân cả nước

không khỏi bàng hoàng. Chứng kiến

những thiệt hại này, hình ảnh nào

gây ám ảnh cho bạn nhất?

Khác với trận lũ quét năm ngoái

tại huyện Mù Cang Chải, năm nay lũ

về lớn hơn, trải dài và rộng hơn,

đáng buồn nhất là số người thiệt

mạng quá nhiều.

Trong vòng 2 năm, Yên Bái liên tiếp

xảy ra những sự cố kinh khủng, đáng

nói là quy mô và sức ảnh hưởng của

nó càng lớn. Nhiều nơi cả 100 năm

qua chưa bao giờ có lũ thì nay đã bị

san phẳng, không còn gì. Là tỉnh

nghèo, phần lớn các hộ dân nơi cơn lũ

đi qua đều có hoàn cảnh vô cùng khó

khăn nên khi chứng kiến những hình

ảnh thực tế ghi nhận được tại hiện

trường của ít nhất 4 ngôi làng gần như

đã bị xóa sổ, không ai có thể kìm nén

được cảm xúc.

Tại bản 10, xã Sơn Lương, người

phụ nữ đầu tiên chúng tôi hỏi chuyện

chia sẻ rằng, tài sản nhà bà mất hết,

chỉ tiếc hơn 10 bình oxy bà mất công

mua từ Hà Nội về để chữa bệnh cho

người chồng đang điều trị ung thư giai

đoạn cuối bị trôi đi mất. Thiếu ăn 1 - 2

bữa chồng bà có thể không thể chết

nhưng thiếu oxy thì chỉ vài phút là đi

ngay. Những điều đó khiến cả nhóm

nhớ mãi không thể nào quên.

Là phóng viên có kinh nghiệm

“chinh chiến” nhiều trong điều kiện

thiên tai khắc nghiệt, Quý Thông có

thể chia sẻ đôi chút về kĩ năng thoát

hiểm, tác nghiệp an toàn trong

bão lũ?

Trong một khóa đào tạo về kĩ năng

tác nghiệp trong điều kiện mưa lũ do

phóng viên Reuters dạy, trong đó có

những điều cơ bản mà đến giờ tôi vẫn

áp dụng và có vẻ như nó đã giúp ích

đảm bảo an toàn cho mọi người. Đầu

tiên, nên chuẩn bị cho mình những tư

trang cần thiết trong sinh hoạt và các

loại thuốc men cơ bản, sạc dự phòng

và đèn pin lúc nào cũng mang theo

người. Ngoài ra, áo mưa và ủng là hai

thứ không thể thiếu nếu di chuyển

ngoài hiện trường. Thứ hai, về cách đi

lại trong điều kiện đường bị sạt lở, hay

đi lại qua sông suối thì phải có người

dẫn đường, hãy bám theo bước di

chuyển của họ, như vậy sẽ an toàn,

tránh được nhiều rủi ro gặp phải như

hụt chân, sa lầy hay trượt ngã và đừng

tách khỏi đoàn di chuyển một mình, vì

khi có sự cố sẽ không ai phát hiện ra

bạn. Thứ ba là việc chọn điểm để tác

nghiệp, hãy tránh xa khu vực chân đồi,

núi, cầu, cống, những công trình đã bị

ảnh hưởng có nguy cơ sập đổ. Hãy cố

quan sát tìm điểm cao nhất để chúng

ta có góc nhìn toàn cảnh và di chuyển

kịp thời khi có sự cố xảy ra. Dĩ nhiên

hiện nay có máy quay flycam nên việc

quay toàn cảnh đã dễ dàng hơn rất

nhiều. Cuối cùng là cố giữ nhịp độ

công việc, không làm quá sức để đảm

bảo sự tỉnh táo và nhanh nhạy khi tác

nghiệp. Vì thực tế mỗi người có một

sức khỏe khác nhau, hãy nghỉ ngơi khi

ta thấy không ổn.

Cảm ơn Quý Thông!

Mai Chi

(Thực hiện)

Ekip PV Ban Thời sự liên tục gặp cảnh đường bị chia cắt do sạt lở

PV Quý Thông (trái) và PV Linh Khanh tại hiện trường vùng lũ