43
đại, mạnh dạn, không ngần ngại bày tỏ
tình cảm của mình, Pucca rất được
lòng giới trẻ, nên không khó hiểu khi
bản quyền của bộ phim được bán cho
hơn 120 quốc gia.
Pucca
được phát
sóng trên kênh Disney châu Á vào
ngày 1/6/2009 và đến với thị trường
Mỹ vào năm 2010. Không chỉ xuất hiện
trong các bộ phim hoạt hình phát sóng
trên các kênh truyền hình châu Âu,
châu Á, Mỹ Latin,
Pucca
còn được
phát hành đĩa DVD, xuất bản thành
sách dành cho thiếu nhi, in hình trên
các sản phẩm thông dụng như: dụng
cụ học tập, đồ dùng văn phòng, máy
tính xách tay, lịch treo tường, quần áo,
túi xách, bánh kẹo, đồ uống… Ngoài
ra, còn có một series truyện tranh
Pucca
tại Hàn Quốc được dịch sang
tiếng Đức, Trung Quốc và Tây Ban
Nha. Pucca và Garu còn du lịch khắp
thế giới thông qua một bảng trò chơi
mang tên
Enchanted
. Tạo hình đơn
giản, không quá cầu kì như các nhân
vật nữ trong các bộ phim hoạt hình
khác nhưng Pucca vẫn khiến khán giả
bật cười khi xem cô nàng chinh phục
cậu bé ninja Garu hay thẹn thùng,
nhút nhát.
Dù đã qua thời hưng thịnh nhưng
trong 10 năm qua,
Pucca
vẫn đạt 90
triệu USD (khoảng 2.048 tỉ đồng) lợi
nhuận bản quyền. Đặc biệt là, hơn
90% trong số này được tạo ra từ thị
trường nước ngoài. Theo báo cáo mới
đây của Hiệp hội Văn hoá Quốc tế Hàn
Quốc, Pucca là nhân vật Hàn Quốc
được biết đến nhiều nhất ở nước
ngoài. Những nhân vật truyện tranh và
hoạt hình thường được coi là sản
phẩm chỉ dành cho trẻ em nhưng
Pucca vẫn được khán giả nhiều độ tuổi
yêu thích, đặc biệt là các cô gái trẻ. 5
năm gần đây, do những vướng mắc về
hợp đồng với các đối tác nước ngoài,
thương hiệu
Pucca
đã tạm thời bị gián
đoạn. Sự góp mặt của CJ E&M được
kì vọng sẽ vực dậy thương hiệu đình
đám này. Vào tháng 12 tới, loạt phim
hoạt hình mới mang tên
New Pucca
sẽ
ra mắt khán giả trên kênh hoạt hình
Tooniverse. Nội dung kể về chuyện ăn
uống lành mạnh của Pucca, gồm 78
tập, mỗi tập dài 7 phút. Bộ phim cũng
được phát sóng toàn cầu thông qua
việc hợp tác với các kênh truyền hình
quốc tế.
Khác với Kpop, chịu tác động bởi
sự nổi tiếng của các ngôi sao thần
tượng hay các bộ phim truyền hình
chịu tác động của sự hiểu biết văn hoá,
phim hoạt hình với cốt truyện thú vị,
các nhân vật dễ thương, đáng yêu, có
thể vươn ra thế giới bằng chính đôi
chân mình. Mặc dù không phải là
cường quốc về phim hoạt hình nhưng
ngành công nghiệp hoạt hình và sản
xuất các sản phẩm ăn theo đang đóng
góp 10% doanh thu cho ngành công
nghiệp nội dung của Hàn Quốc. Sau
Pucca, rất nhiều nhân vật hoạt hình
khác của Hàn đã trở nên nổi tiếng trên
thế giới như: cô bé Chicaloca cũng
được xuất khẩu trên 14 quốc gia và trở
thành một nhãn hiệu thời trang hàng
hiệu. Các sản phẩm túi xách tay phụ
nữ gắn với nhân vật này đã được bán
sạch bách chỉ trong vòng một tháng.
Chú chim cánh cụt Pororo cũng chu du
tới hơn 130 quốc gia, đạt giá trị thương
hiệu hơn 85 tỉ won, có khoảng 1.500
loại sản phẩm, từ đồ chơi, đồ dùng,
thực phẩm gắn với hình ảnh Pororo…
Sau phim truyền hình và Kpop, phim
hoạt hình đang là chiến lược tiếp theo
của Hàn Quốc nhằm củng cố và phát
triển làn sóng Hallyu.
Trúc Chi
(Theo Koreaheard)
Hàn Quốc thu được rất nhiều lợi nhuận từ
hình tượng chú chim cánh cụt Pororo
Tràn ngập các sản phẩm “ăn theo”
nhân vật Pucca