87
những tầng mái uốn cong đến gần sát
chân. Từ ngoài vào trong chùa, những
bức tranh tường đều được chạm khắc
hình phù điêu vô cùng tinh xảo. Những
bức bích họa và phù điêu dát màu vàng
kim lộng lẫy này như muốn kể cho bạn
nghe những huyền tích xa xưa. Từ cây
nhân sinh màu đỏ trên bức tường chính
điện đến bức phù điêu chạm cảnh nàng
Sita bước chân vào đống lửa cháy rực để
ngọn lửa minh chứng cho tấm thân trinh
bạch, hóa giải những ghen tuông ngùn
ngụt trong lòng Ramayana. Wat Xieng
Thoong được xây dựng vào những năm
1559 - 1560 dưới triều đại của nhà vua
Setthathirat. Tên gọi Wat Xieng Thong
mang ý nghĩa là “Chùa của thành phố
Vàng”. Từ cổng chùa, bên trái có một
ngôi đền nhỏ, bên trong là nơi đỗ xe dành
cho hoàng gia. Có một chiếc xe lớn tại
đây, nổi bật với màu vàng cùng 5 rắn thần
Naga. Vào những năm 1960, cỗ xe này
từng được nhà vua Sisavong sử dụng.
Chùa Xieng Thoong là một địa chỉ
tâm linh rất đặc biệt cho những ai có
tâm nguyện và tín ngưỡng. Vào dịp Tết
của người Lào hàng năm diễn ra từ 14
đến 16/4, những quan chức và chức
sắc trong giáo hội Phật giáo tại Luang
Prabang đều tề tựu về chùa Xieng
Thoong để tiến hành nghi lễ mừng năm
mới. Họ sẽ cùng nhau rước tượng phật
Prabang từ bảo tàng về đặt trong sân
chùa. Sau đó, mọi người sẽ dùng nước
hoa đại (Nước hoa chiết xuất từ hoa đại
hay còn gọi là nước hoa chăm pa) để tắm
cho tượng phật Prabang để biểu hiện sự
sùng kính. Người Lào cho rằng, vào dịp
Tết, mọi thứ từ nhà cửa, đồ đạc hay các
tượng Phật đến cả con người đều phải
được gột rửa sạch sẽ để đón năm mới
nhiều may mắn.
Người dân Lào kể rằng, ngôi
chùa cổ kính nằm tại ngã ba sông này
quanh năm đều có du khách ghé thăm.
Không tấp nập, ồn ào, không cúng
lễ linh đình mà lặng lẽ và nhẹ nhàng
thưởng ngoạn. Đó là một nét riêng của
tinh thần Phật giáo của Lào. Khi đến
đây, mỗi sáng sớm du khách lại chờ đón
từng đoàn chư tăng trẻ đi thành dãy dài,
tỏa xuống các khu phố hoặc xóm làng
thôn ấp để nhận sự dâng cúng thực phẩm
của tín đồ đang rất kính cẩn quỳ lạy dưới
đất và sau đó các sư chúc phúc cho họ.
Ở Lào, người đi khất thực thuộc đủ lứa
tuổi, bé trai 8 tuổi là có thể vào chùa.
Nhà chùa vừa dạy Kinh Phật vừa dạy
văn hóa. Trong những thanh thiếu niên
vào chùa, có người sẽ trở thành nhà sư,
nhưng có người chỉ tu trong thời gian
ngắn, luyện rèn khoảng dăm bữa nửa
tháng rồi lại hoàn tục, cái đó tùy tâm và
chí mỗi nhà, mỗi người, Phật giáo gọi là
tùy duyên.
Luang Prabang được mệnh danh là
thành phố của các ngôi chùa. Đây không
chỉ là cố đô của Lào mà còn là một trong
những trung tâm Phật giáo lớn ở Đông
Nam Á. Từ buổi sáng của một ngày mới
và tuổi trẻ của một đời người, người
dân Lào đã thấm đẫm tinh thần từ bi,
thương người của đạo Phật. Khi đến đây,
du khách cảm nhận được sự đôn hậu, vị
tha, chân thành và mến khách của người
Lào. Rời cố đô trong buổi sáng sương
mờ, đi dọc các con phố trong không gian
yên tĩnh và thanh bình, ngước nhìn mái
chùa Xiêng Thoong vút cong in trên nền
trời xanh, chúng tôi ai cũng hi vọng ngày
trở lại.
Thục Miên
Ảnh:
Trà Vinh
Dù chỉ ghé qua Luang Prabang trong
một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng
chúng tôi đã có khoảng thời gian sống
chậm lại, quan sát kĩ để lắng nghe lời
thì thầm của quá khứ ngàn năm đang
cất lên từ những rêu phong.
Các chư tăng trẻ sơn sửa một góc tại chùa Wat Xieng Thoong.
Những tấm phù điêu được
chạm khắc cực kỳ tinh xảo ở
chùa Xiêng Thoong