53
đó riêng vai nữ chính cần tới gần 50 bộ
trang phục, các phụ kiện khác nhau. Các
nhân vật nam trong phim, mỗi người
cũng có từ 5 - 10 trang phục. Đối với
dòng phim xưa này, đó gần như yêu cầu
bắt buộc chứ không thể tận dụng hay làm
sơ sài được. Bộ phim mới nhất sắp lên
sóng VTV1 -
Mỹ nhân Sài thành
cũng
tiêu tốn của đoàn làm phim kha khá tiền
trang phục. Đặc biệt, hàng chục bộ áo dài
cổ điển được thiết kế và đặt may riêng để
làm nổi bật vẻ đẹp sang trọng của người
phụ Việt ngày xưa.
Sau khi phần đầu của phim
Tình
khúc Bạch Dương
lên sóng, có những
ý kiến cho rằng trang phục và đồ dùng
của phim quá hiện đại so với thời điểm
mà câu chuyện phim đề cập tới. Nhiều
người nhận xét, trang phục của một số
nhân vật tương đối khác với xã hội Liên
Xô những năm cuối thập niên 80 thế kỉ
trước. Tuy nhiên, trong điều kiện sản
xuất phim ở nước ngoài, dù họ đã cố
gắng tìm hiểu, khảo sát, tham khảo ý
kiến từ rất nhiều nguồn khác nhau khi
quyết định lựa chọn, đặt may các mẫu
trang phục đó nhưng không thể thỏa mãn
hết mọi khen chê của khán giả. Theo đạo
diễn Vũ Trường Khoa, mỗi vùng miền
của nước Nga lúc đó lại có những cách
ăn mặc, trang phục khác nhau,
Tình khúc
Bạch Dương
trong những tập đầu là câu
chuyện của du học sinh Việt Nam tại Nga
thời kì những năm 1985 nên lựa chọn
phục trang chỉ lựa chọn một kiểu dáng
phù hợp cho câu chuyện phim.
Đối với dòng phim truyền hình về
thời hiện đại, trong một thời gian dài, chủ
yếu các diễn viên đều phải tự lo trang
Trang phục của nhân vật trong
Thương nhớ ở ai
rất chân thực
Mỹ nhân Sài Thành,
phim về thời kì xã hội những năm 1950
Trang phục & đồ dùng trong
Tình khúc Bạch dương
được cho là quá
hiện đại so với bối cảnh phim
phục cho nhân vật của mình. Bởi kinh
phí cho khâu phục trang không đủ chi
trả cho toàn bộ các nhân vật trong phim.
Nếu “khéo” cân đối thì cũng chỉ lo được
phần nào quần áo cho nhân vật chính. Xu
thế của nhiều năm gần đây, đoàn phim sẽ
nhận được lời mời tài trợ của các nhãn
hàng thời trang nên các diễn viên không
phải chuẩn bị trang phục nữa. Tùy theo
từng vai mà nhãn hàng sẽ chuẩn bị đồ
cho phù hợp. Đại diện thiết kế của nhãn
hàng luôn phải có sự trao đổi, bàn bạc
kĩ lưỡng với đạo diễn và ekip sản xuất
để đưa ra những phương án thích hợp.
Vì thế, có sự nhất quán, hợp lí trong tạo
hình, trang phục với tâm lí, tính cách,
hoàn cảnh của nhân vật hơn. Việc phối
hợp sản xuất “đôi bên cùng có lợi” này
nếu được làm khéo léo, chuyên nghiệp
thì hiệu quả rất cao.
Với những dự án phim truyền hình
dài tập có sự đầu tư lớn, chuẩn bị kĩ
càng, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ ít lỗi
trang phục hơn. NSƯT Mỹ Uyên - trong
vai bà Lan, bà chủ của tập đoàn giàu
có trong phim
Cả một đời ân oán
- bộc
bạch: “Bà chủ của một tập đoàn giàu
có không thể ăn mặc xoành xĩnh được.
Người phụ nữ ấy trang phục phải rất
sang trọng, thậm chí quần áo ngủ cũng
phải tươm tất. Ngoài ra, phụ kiện vòng,
nhẫn, hoa tai, túi xách… cũng phải tương
đương”. Vai diễn của nữ diễn viên này
kéo dài từ lúc còn là một người phụ nữ
hơn 40 tuổi đến khi gần 80 tuổi nên để
tìm kiếm trang phục phù hợp cần sự tính
toán hợp lí và đầu tư thực sự.
Nhiều diễn viên vẫn kêu rằng, cát xê
phim truyền hình đôi khi không đủ tiền
mua trang phục cho nhân vật. Điều này
đang dần được các đơn vị sản xuất phim
có sự tính toán và đầu tư hợp lí hơn để
dành một khoản chi phí hợp lí cho khâu
trang phục. Nếu khán giả xem một bộ
phim mà thấy “gờn gợn” về những lỗi
quần áo, trang điểm, ấn tượng không tốt
đó khiến sự cố gắng về diễn xuất của
diễn viên, nỗ lực của ekip sản xuất cũng
khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Vì thế, chuyên nghiệp hóa một khâu rất
quan trọng như phục trang quyết định
rất lớn đến thành công của mỗi bộ phim
truyền hình.
Hiền Nguyên