52
VTV
Phía sau
Màn hình
Khâu phục trang trong phim
Mộng phù hoa
được đánh giá rất đẹp
và phù hợp với bối cảnh xã hội
N
hiều người cho rằng, trang phục
phim thiếu tính thẩm m
ĩ
và bị
coi nhẹ khi các diễn viên tự chọn
đồ từ tủ trang phục tại gia của mình. Tuy
nhiên, trong điều kiện sản xuất phim
truyền hình chưa lo được 100% thì đó
là cách bắt buộc. Không thể phủ nhận
sự đóng góp của trang phục trong thành
công của mỗi vai diễn. Thậm chí, nhiều
trang phục làm tôn vai diễn hơn cả nét
biểu cảm, động tác của diễn viên. Trang
phục cũng quan trọng đối với mạch
truyện phim và diễn viên. Chọn được
trang phục đáp ứng cả hai yêu cầu này
là chuyện không đơn giản. Một bộ trang
phục mang tính sáng tạo có thể làm tăng
kịch tính của phim, làm nổi bật nhân vật
và thêm sự tự tin cho diễn viên. Trang
phục có thể nói thay những gì không có
trong lời thoại bởi nó tô đậm thêm tính
cách và xuất thân của nhân vật mà không
cần giải thích bằng lời. Thực tế, ngoài
đáp ứng yêu cầu cho bộ phim, nhiều ekip
sản xuất còn biết cách biến trang phục
phim trở thành một khuynh hướng thời
trang để đạt được mục đích về cả văn hóa
lẫn thương mại. Câu chuyện này còn khá
hiếm hoi nhưng là một xu hướng tất yếu
của công nghệ làm phim hiện đại.
Khi làm dòng phim xưa, phục trang
của diễn viên cần phải tuân thủ chặt chẽ
cách ăn mặc ngoài đời thực của bối cảnh
xã hội thời kì đó. Tất nhiên, đoàn làm
phim bắt buộc phải có nhà thiết kế trang
phục riêng, chi phí sản xuất cao hơn và
cũng sẽ gây ra nhiều tranh cãi hơn. Ekip
thực hiện bộ phim
Thương nhớ ở ai
đã
phải đặt may gần 100 mẫu trang phục
gồm áo yếm, áo cánh, váy đụp, quần ta,
quần âu, bộ đồ lính, áo tứ thân, khăn vấn,
áo the, khăn xếp, bộ đại cán, bộ cổ tàu,
áo cán bộ, bộ hát chèo, bộ cờ người, bộ
dài gấm… Tổng cộng, các nhân vật trong
phim “ngốn” gần 550 bộ trang phục. Đã
có rất nhiều tranh cãi xung quanh cách ăn
mặc của các nhân vật trong phim
Thương
nhớ ở ai
, nổi bật nhất là việc các diễn
viên nữ không mặc nội y mà chỉ mặc áo
yếm. Lí giải điều này, nhà thiết kế phục
trang của phim cho biết, đạo diễn, nhà
sản xuất muốn tôn trọng lịch sử xã hội
Việt Nam thời kì những năm 1954 từ bối
cảnh đến trang phục, đạo cụ. Câu chuyện
phim về thân phận người phụ nữ làng
Đông, người phụ nữ Việt Nam thời kì
đó chân thực hơn, hấp dẫn hơn nhờ một
phần lớn ở khâu bối cảnh, trang phục rất
kĩ lưỡng đó.
Được biết, bộ phim
Mộng phù hoa
nói về bức tranh Sài Gòn và lục tỉnh Nam
kì những năm 1930 - 1940 đang phát
sóng trên VTV cũng có kinh phí sản xuất
cao gấp khoảng 3 lần so với giá thành
chung của thị trường. Trong phim, có gần
300 bộ trang phục được may mới, trong
Phục trang phim truyền hình
Hướng tới
sự chuyên nghiệp
Vấn đề thiết kế trang phục cho
phim vô cùng quan trọng để
hình thành một tác phẩm hay.
Gần đây, khán giả có những ý
kiến trái chiều xung quanh
phục trang của bộ phim
Thương
nhớởai, Mộng phù hoa, Tình khúc
Bạch Dương.