44
PHÍA SAU MÀN HÌNH
GIẢI PHÁP GỌI VỐN TRONG
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ LUÔN LÀ BÀI TOÁN KHÓ ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ
CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
(VTV2)
SẼ PHẦN NÀO GIÚP CHO CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP CÓ NHỮNG BƯỚC
ĐI VÀ QUYẾT SÁCH PHÙ HỢP TRONG QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP.
1.
Cùng với diễn biến nhanh chóng của
cách mạng công nghiệp 4.0, một
trong nhữn
g cách thức ứng phó
phù hợp được Việt Nam đưa ra là đẩy
mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo. Trên tinh thần đó, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê
duyệt Đề án 844: “Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025”, do Bộ Khoa học và
Công nghệ chủ trì, nhằm thúc đẩy giúp
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo tại Việt Nam lan tỏa và phát triển
mạnh mẽ.
Cụm từ “khởi nghiệp” đã trở nên rất
đỗi quen thuộc trong đời sống xã hội,
thế nhưng, hiểu đúng và làm đúng
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lại là một
khái niệm hoàn toàn khác. Tại Hội nghị
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN
2018, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế
Duy cũng từng khẳng định: “Để phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo,
trước tiên, những người khởi nghiệp là
thế hệ trẻ cần phải hiểu rõ để không bị
nhầm giữa khái niệm khởi nghiệp, lập
nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
chính là khởi nghiệp từ những ý tưởng
mới, những mô hình mới, những kết
quả khoa học công nghệ mới, sau đó
nhanh chóng phát triển thành doanh
nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và
được đầu tư nhanh chóng”.
Hiện tại, Bộ KH&CN đã và đang
hoàn thiện, phát triển Cổng Thông tin
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
nhằm cung cấp các thông tin về hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Việt Nam. Đây là công cụ thống nhất
từ Trung ương đến địa phương trong
việc thu thập và phân tích cơ sở dữ
Hậu trường chương trình
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo